BÀI IV – PHẦN I: THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN CỦA ĐỘNG TỪ

Chúng ta đã học qua thì hiện tại tiếp diễn ở tương lai gần. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về thì quá khứ đơn của động từ nhé

Thì quá khứ đơn trong tiếng Thổ, cũng như trong các ngôn ngữ khác, được dùng để thể hiện một sự việc xảy ra trong quá khứ và đã được hoàn thành.Thể khẳng định

I. Thể khẳng định

1.1.Công thức

Gốc động từ (bỏ mak/mek) + di/dı/du/dü + hậu tố chỉ ngôi

Ví dụ:

Ben gördüm

Tôi đã nhìn thấy

Nhìn phân tích sau để hiểu công thức:

Tương tự với các ngôi còn lại:

  • (Ben) gördüm
  • (Sen) gördün
  • (O) gördü
  • (Biz) gördük
  • (Siz) gördünüz
  • (Onlar) gördüler

Quy luật khi thêm di/dı/du/dü là gì? Chúng ta thêm vào theo quy luật nguyên âm:

  • Với các gốc động từ có nguyên âm cuối cùng là e,i, chúng ta thêm di
  • Với các gốc động từ có nguyên âm cuối cùng là a, ı , chúng ta thêm
  • Với các gốc động từ có nguyên âm cuối cùng là o,u, chúng ta thêm du
  • Với các gốc động từ có nguyên âm cuối cùng là ö,ü, chúng ta thêm

Hậu tố chỉ ngôi trong thì quá khứ đơn là gì?

  • Ben -> thêm m
  • Sen -> thêm n
  • O -> không thêm
  • Biz -> thêm k
  • Siz -> thêm nuz/nüz/niz/nız
  • Onlar -> thêm lar/ler

Ví dụ:

Okumak

đọc

Gốc động từ: Oku

Nguyên âm cuối cùng của gốc động từ Oku là “u” => Thêm du

  • (Ben) okudum
  • (Sen) okudun
  • (O) okudu
  • (Biz) okuduk
  • (Siz) okudunuz
  • (Onlar) okudular

1.2. Các trường hợp đặc biệt

Nếu gốc động từ kết thúc bằng các phụ âm f, s, t, k, ç, ş,h,p, chúng ta sẽ thay

  • di -> ti
  • dı -> tı
  • du -> tu
  • dü -> tü

Bakmak -> bak

Đã nhìn

II. Thể phủ định

Thể phủ định trong thì quá khứ cũng chỉ đơn giản là thì quá khứ của động từ ở thể phủ định.

Chúng ta đã từng tìm hiểu cách biến một động từ từ thể khẳng định sang thể phủ định như thế nào. Bạn có thể tham khảo lại tại đây nếu quên nhé. (Phần 2.2)

Ví dụ:

Yapmak -> Thể phủ định: Yapmamak

Gốc động từ của “yapmamak” là “yapma

Yapma có nguyên âm cuối cùng là “a” -> thêm -> yapmadı

Giờ chỉ cần thêm hậu tố chỉ ngôi là xong

  • Yapmadım
  • Yapmadın
  • Yapmadı
  • Yapmadık
  • Yapmadınız
  • Yapmadılar

III. Câu hỏi

Câu hỏi ở thì quá khứ chỉ đơn giản là thêm mi/mı/mu/mü và sau cùng thôi.

Ví dụ

Yaptın mı?

Mày đã làm chưa

Và cách thêm thế nào thì cũng hoàn toàn phụ thuộc vào quy luật nguyên âm

  • di/ti-> thêm mi
  • dı/tı -> thêm
  • du/tu-> thêm mu
  • dü/tü -> thêm

Ví dụ

Baktınız mı?

Các bạn đã xem chưa?

Geçtik mi?

Chúng ta đã qua chưa?

Konuştu mu?

Nó đã nói chuyện chưa?

Gördüler mi?

Họ đã nhìn thấy chưa?

IV. Mở rộng

Hai cách hỏi “vì sao

  • Neden
  • Niçin

Hai cách này có cách dùng giống hệt nhau, ý nghĩa cũng gần như giống hệt nhau, cùng là để hỏi “vì sao

Do vậy, khi trả lời, bạn bắt đầu bằng từ “çünkü” (tại vì)

+ Neden evden çıktın?

– Çünkü sıkıldım

+ Tại sao mày lại ra khỏi nhà?
– Vì tao thấy chán quá

V. Bài tập

Điền vào các đoạn hội thoại sau:

Published by Hoàng Lê Thanh Hà

A Turkey-addict.

2 thoughts on “BÀI IV – PHẦN I: THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN CỦA ĐỘNG TỪ

  1. Merhaba abla!

    Em có chút thắc mắc nhỏ là em không hiểu vì sao hocam trong lớp em hay hỏi: “Anladık mı?” mà không hỏi là các em đã hiểu bài chưa (“Anladınız mı?”), LOL. Em không biết là chỉ có mỗi hocam em hỏi như thế hay các giáo viên khác bên đó họ cũng hay sử dụng cách hỏi như vậy?!?

    Teşekkür ederim abla 😉

    Like

    1. Merhaba canım,

      Hỏi “Anladık mı?” cũng tương tự như “Chúng ta đã hiểu chưa nhỉ?”, là cách nói lịch sự hơn là “Các em đã hiểu chưa?”. Nói như vậy sẽ khiến thầy gần gũi hơn với học trò, rằng thầy cũng đóng vai trò là 1 trong số “các em” chứ không phải là người “ban phát kiến thức” để rồi hỏi “Anladınız mı?” (Các em đã hiểu chưa?) 😀

      Liked by 1 person

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: