BÀI IV – PHẦN 3: THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN

Bài này cũng là 1 bài khá ngắn và dễ hiểu.

Chúng ta đã học xong thì hiện tại tiếp diễn, thì quá khứ đơn. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sang “Thì quá khứ tiếp diễn” trong tiếng Thổ.

Thì quá khứ tiếp diễn mô tả:

  • 1 hành động xảy ra trong 1 thời gian liên tục trong quá khứ và đã kết thúc ở hiện tại
    Ví dụ: tôi đã từng không biết chuyện đó (hiện giờ thì tôi có biết)  
  • 1 hành động đang xảy ra trong 1 thời điểm ở quá khứ  
    Ví dụ: năm ngoái vào đúng thời gian này, gia đình tôi đang đi du lịch  

Như ví dụ bên trên, trong tiếng Việt chúng ta sẽ không nhận ra được đây là thì quá khứ tiếp diễn nếu không có cụm từ chỉ thời gian phía trước “năm ngoái vào đúng thời điểm này”.

Tuy nhiên, trong tiếng Thổ, dù có hay không có cụm từ chỉ thời gian như trên, chúng ta cũng sẽ nhận ra ngay hành động đó đang diễn ra trong quá khứ. Tất cả là do tiếng Thổ biến đổi động từ theo thì.  

Các bạn nhìn hình minh họa dưới đây để hiểu thêm nhé.

Sơ đồ trên miêu tả dòng thời gian để sử dụng các thì.
Khi muốn miêu tả 1 hành động đã xảy ra tại 1 thời điểm trong quá khứ, các bạn dùng thì quá khứ đơn. Còn với những hành động kéo dài trong 1 quãng thời gian ở quá khứ và đã kết thúc ở hiện tại, chúng ta sẽ sử dụng quá khứ tiếp diễn.

I. Thể khẳng định + thể phủ định

Cách chia của thì quá khứ tiếp diễn giống hệt thì hiện tại tiếp diễn, tuy nhiên sau khi thêm yor, thay vì thêm hậu tố chỉ ngôi, chúng ta thêm du, sau đó mới thêm hậu tố chỉ ngôi

Tuy nhiên, riêng với ngôi Onlar, chúng ta sẽ chia như sau

Hiện tại tiếp diễn + lardı

Ví dụ khác

Almak – Alıyorduk

mua/lấy

Almamak – Almıyorduk

không mua/không lấy

Gitmek – Gidiyorlardı

Gitmemek– Gitmiyorlardı

II. Câu hỏi

Với thì hiện tại tiếp diễn, chúng ta hỏi

Gidiyor musun? (Cho ngôi sen)

Trong thì quá khứ tiếp diễn, chúng ta sẽ hỏi

Gidiyor muydun?

Chúng ta có thể thấy công thức là gần như giống nhau, chỉ thay đổi ở sau chữ “mu”.

Câu hỏi trong thì quá khứ tiếp diễn có công thức như sau

Câu hỏi của thì hiện tại tiếp diễn + y + du + hậu tố chỉ ngôi

Ví dụ:

Kalkmak dậy

Kalkıyor muydun?

Riêng với ngôi Onlar, chúng ta sẽ thêm mıydı

Evlenmek kết hôn

Evleniyorlar mıydı?

Bây giờ chúng ta lấy ví dụ thành câu hoàn chỉnh để bạn có thể hiểu ngữ cảnh sử dụng của thì này nhé

  • O az önce gülüyordu vừa nãy anh ta vừa cười mà (bây giờ không còn cười nữa)
  • Onlar konuşmuyorlardı Họ đã từng không nói chuyện với nhau (bây giờ thì họ lại nói chuyện với nhau)
  • O Türkçe bilmiyor muydu? Cô ta đã từng không biết tiếng Thổ sao? (hiện tại cô ta đã biết tiếng Thổ)

III. Mở rộng

1.“ken” (khi mà…)

Çoçukken çok şişmandım

Khi còn bé, tôi rất mập

Chúng ta dùng “ken” để sử dụng khi muốn mô tả “khi mà….(chỉ 1 thời điểm trong quá khứ)

Ở bài này chúng ta chỉ thêm “ken” vào sau danh từ

Với những danh từ kết thúc bằng nguyên âm, chúng ta thêm “y” trước khi thêm “ken”

Gençken daha çok sık sinemaya gidiyordum

Khi còn trẻ, tôi thường hay đi tới rạp chiếu phim hơn (hơn bây giờ)

Onunla öğrenciyken tanıştım

Tôi quen anh ta khi còn là sinh viên

2.“ama” (nhưng)

Chúng ta dùng từ “ama” này y hệt như cách dùng từ “nhưng” trong tiếng Việt, rất đơn giản

Onu seviyordum ama beni sevmiyordu

Tôi từng yêu cô ta nhưng (lúc đó) cô ta không yêu tôi

Bài hôm nay khá đơn giản và dễ nhớ đúng không nào? Điều cần làm bây giờ là thực hành thật nhiều để nắm chắc hơn về tình huống sử dụng của từng loại thì đã học nhé.

Ngoài bài tập bên dưới, các bạn có thể vào danh sách bài tập để tìm bài tập tổng hợp cho bài IV nhé.

IV.Bài tập

Điền thêm câu vào ô trống tùy theo ý thích của bạn

  1. Internet yokken……………..
  2. Televizyon yokken………….
  3. Çamaşır makinesi yokken………….
  4. Saçların uzun…….daha güzel…….Neden kestirdin?
  5. Müdür Bey, siz toplantı……….misafirleriniz gel…… Şuanda bekleme salonunda
  6.  Dün akşam saat 9’da ne yap……….?
  7. Eskiden haftada iki gün koş……………., şimdi hiç koş…………….
  8. Almanyada’yken her hafta sonu sinemaya git………………………

Published by Hoàng Lê Thanh Hà

A Turkey-addict.

2 thoughts on “BÀI IV – PHẦN 3: THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN

  1. Trong phần bài tập của bài này có 2 câu em không biết nên điền như thế nào để câu có nghĩa. Em kính nhờ chị gợi ý giúp em nhé!

    4. Saçların uzun…….daha güzel…….Neden kestirdin?

    5. Müdür Bey, siz toplantı……….misafirleriniz gel…… Şuanda bekleme salonunda

    Ngoài ra em có câu hỏi nho nhỏ như thế này. Do em coi dizi hằng ngày nên em để ý là nhân vật trên phim ít khi dùng thì hiện tại tiếp diễn, trừ phi là có ai đó ra lệnh thì họ đáp lại như là: “Hemen geliyorum.” Ngoài ra thì họ dùng thì quá khứ đơn như “Geldim” khi có ai đó bảo “Gel, gel…” trong khi chính bản thân họ đang đi đến chỗ người nói, LOL.

    Like

    1. 4. Saçların uzunken daha güzeldi. Neden kestirdin?
      5. Müdür Bey, siz toplantıdayken misafirleriniz geldi. Şuanda bekleme salonunda.

      Về câu em hỏi, thường thì phải dùng thì hiện tại tiếp diễn cho trường hợp “geliyorum” khi người đó đang tới chứ không dùng “geldim”. Nhưng người Thổ có thể nói vậy cho 1 số hoàn cảnh gây cười, hoặc là họ cố tình nói vậy để chứng tỏ mình “đã tới” thôi (dù còn khoảng 1 thời gian rất ngắn nữa họ mới tới), chứ không có gì đặc biệt và cũng không có quy luật trong trường hợp này thì bắt buộc người nói phải dùng thì quá khứ đơn.
      Và hơn nữa, văn nói với văn viết luôn luôn khác biệt chắc em biết thừa hehe. Có thể nói sai ngữ pháp 1 số ngữ cảnh, nhưng viết thì sẽ không sai.
      Thì quá khứ đơn trong tiếng Thổ có thể gọi là 1 trong các thì phổ biến nhất. Ví dụ, người ta nói “seni özledim” phổ biến hơn “seni özlüyorum” nhiều.

      Liked by 1 person

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: