BÀI V – PHẦN 1: CÂU RA LỆNH, CÂU ĐỀ NGHỊ

I.Câu cầu khiến (ra lệnh)

Trong bất kỳ ngôn ngữ nào cũng có những mẫu câu mang hàm ý ra lệnh. Ví dụ như

  • Nhìn này!
  • Trông kìa!
  • Làm đi!

Trong Tiếng Thổ, để tạo thành 1 câu ra lệnh, chúng ta sẽ thêm hậu tố chỉ ngôi vào sau động từ. Và quy luật thêm hậu tố cũng hoàn toàn là những quy luật nguyên âm quen thuộc

Ví dụ:

Sen spor yap!

Bạn tập thể thao đi!

Gitme!

Đừng đi!

Công thức tạo nên 1 câu ra lệnh như sau

Gốc động từ (bỏ mak/mek) + hậu tố chỉ ngôi

Các hậu tố chỉ ngôi như sau:

  • Sen: Không thêm gì
  • O: sin/sın/sun/sün
  • Siz: in(iz)/ın(ız)/un(uz)/ün(üz)
  • Onlar: sinler/sınlar/sunlar/sünler

Các bạn để ý quy luật bên trên có 2 điểm đặc biệt như sau:

  1. Không có ngôi Ben Biz. Thông thường, câu ra lệnh được dùng cho 1 người khác ngoài bản thân, do vậy chúng ta không dùng cho Ben và Biz.
  2. Ngôi Siz, tại sao lại có những chữ cái trong ngoặc? Những chữ cái đó, bạn thêm vào cũng được mà không thì cũng không sao. Thường chúng ta thêm vào khi dùng trong những ngữ cảnh lịch sự, nhẹ nhàng.

Ví dụ ở phần tiêu đề bài tập trong sách thường ghi là Cevap veriniz”, có nghĩa là “Các bạn hãy trả lời” – không hẳn là ra lệnh mà chỉ là một câu đề nghị nhẹ nhàng, lịch sự.

Okumak

Đọc
  • Kitap oku! Bạn đọc sách đi!
  • Kitap okusun! (Để) Nó đọc sách đi!
  • Kitap okuyun! (Kitap okuyunuz!) Các bạn đọc sách đi!
  • Kitap okusunlar!  (Để) Họ đọc sách đi!

Yapmamak

Không làm
  • Yapma! Đừng làm!
  • Yapmasın! Nó đừng làm!
  • Yapmayın! (Yapmayınız!) Các bạn đừng làm!
  • Yapmasınlar! Họ đừng làm!

Trong câu ra lệnh, thường chúng ta sẽ chỉ dùng câu hỏi với ngôi OOnlar

Ví dụ

  • Beklesin mi? Cứ để cô ta đợi chứ? (Câu này người hỏi đang hỏi 1 người khác về việc có nên để cô ta đợi không)
  • Beklesinler mi? Cứ để họ đợi chứ?

Và để tạo thành câu hỏi, chúng ta thêm mi/mı/mu/mü vào cuối cùng của câu ra lệnh là được. Khi nào thêm mi/mı/mu/mü thì hoàn toàn dựa vào quy luật nguyên âm quen thuộc chúng ta đã tìm hiểu ở những bài trước.

  • Okusun mu? Cho nó đọc chứ?
  • Okusunlar mı? Cho họ đọc chứ?

II. Câu đề nghị

Ví dụ câu đề nghị trong tiếng Việt như sau:

  • Tôi đi bộ đây!
  • Chúng ta đọc sách đi!

Trong tiếng Thổ, thường câu đề nghị này được dùng cho “Ben”“Biz”. Trong sách có dạy cả câu đề nghị cho các ngôi còn lại, tuy nhiên trên thực tế, người Thổ gần như không sử dụng câu đề nghị cho các ngôi này mà họ sử dụng câu ra lệnh (như phần bên trên chúng ta vừa tìm hiểu). Chính bản thân mình dù biết trong văn phạm ngữ pháp có câu đề nghị cho các ngôi khác ngoài BenBiz, nhưng mình cũng chưa bao giờ dùng hết. Do vậy, ở đây mình sẽ không giải thích công thức câu đề nghị cho các ngôi còn lại để tránh gây loạn cho mọi người. Chúng ta đâu cần tìm hiểu 1 thứ không bao giờ được sử dụng, đúng không?

Công thức của câu đề nghị như sau

Gốc động từ (bỏ mak/mek) + a/e + hậu tố chỉ ngôi

Với gốc động từ có kết thúc bằng nguyên âm, chúng ta sẽ thêm “y” trước khi thêm a/e

Hậu tố chỉ ngôi:

  • Ngôi Ben: yim/yım
  • Ngôi Biz: lim/lım

Nhìn ví dụ dưới đây để hiểu thêm về công thức

  • Kalayım   để tôi ở lại
  • Kalalım chúng ta ở lại nhé
  • Yapmayayım thôi tôi không làm đâu
  • Okuyalım chúng ta đọc nhé

Các trường hợp đặc biệt:

Với các gốc động từ kết thúc bằng t, chúng ta thay t bằng d nhé.

  • Gitmek -> Gideyim để tôi đi, Gidelim chúng ta đi thôi

Với câu hỏi, chúng ta chỉ đơn giản là thêm mi/mı vào cuối cùng của câu

  • Gidelim mi? Chúng ta đi chứ?
  • Konuşmayayım mı? Tôi không nói chuyện được chứ?

III. Bài tập

Điền vào chỗ trống để tạo thành câu ra lệnh hoặc câu đề nghị

  1. Reyhan’a söyle, ödevini hemen bitir…..
  2. Çok yorulduk, hadi biraz dinlen……
  3. Öğretmen kızıyor, siz bir daha geç kal…..
  4. Bugün hava güzel, ben semsiyemi al…..
  5. Bu akşam yemek için dışarı çık……..  ?
  6. Teneffüste çay iç…..
  7. Kaçta çıkıyorsun? O seni işten al…….?
  8. Tok musun? Yemek yap……….?
  9. Lütfen odada sigara iç……
  10. Sınav kağıdına mutlaka adınızı yaz…..

Published by Hoàng Lê Thanh Hà

A Turkey-addict.

3 thoughts on “BÀI V – PHẦN 1: CÂU RA LỆNH, CÂU ĐỀ NGHỊ

  1. Học xong bài này em đã hết lầm tưởng hậu tố chỉ ngôi O là của ngôi Sen trong câu ra lệnh :)) Vậy nên những mẫu câu cầu chúc của người Thổ như: “Afiyet Olsun”, “Hayırlı Olsun”… thì nghĩa đen nhắm vào ngôi O (đối tượng “nó”) chứ không phải chủ ý là ngôi Sen, đúng không ạ?!

    Like

    1. Đúng rùi em, tiếng Thổ ngược ở chỗ, các câu bình thường thì ngôi “O” không thêm gì còn “Sen” thêm “SIN”, các câu ra lệnh thì ngôi “O” thêm SIN và ngôi “Sen” thì lại không thêm gì. 😀

      Liked by 1 person

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: