BÀI I – PHẦN 1 – TỰ GIỚI THIỆU

Đọc đoạn hội thoại sau:


A: Merhaba (Xin chào)
B: Merhaba (Xin chào)
A: Benim adım A. Sizin adınız ne? (Tên tôi là A. Tên bạn là gì?)
B: Benim adım B. (Tên tôi là B)
A: Memnun oldum. (Rất hân hạnh)
B: Ben de memnun oldum. Nasılsınız? (Tôi cũng rất hân hạnh. Bạn thế nào?)
A: Teşekkür ederim, iyiyim. Siz nasılsınız? (Cảm ơn bạn, tôi khỏe. Còn bạn thế nào?)
B: Ben de iyiyim, teşekkür ederim. (Tôi cũng khỏe, cảm ơn bạn)
A: Nerelisiniz? (Bạn là người ở đâu?)
B: Vietnamlıyım. Siz nerelisiniz? (Tôi là người Việt Nam. Bạn là người ở đâu?)
A: Ben Türküm. (Tôi là người Thổ)

1. Từ vựng

  • MerhabaXin chào
  • Adtên
  • MemnunVui lòng, hân hạnh
  • NasılThế nào
  • İyi: Tốt
  • TürkNgười Thổ Nhĩ Kỳ
  • Vietnamlı: Người Việt Nam
  • Teşekkür: Sự cảm ơn

2. Cách dùng ngữ pháp

2.1. Đại từ nhân xưng

  • Ben: Tôi
  • Sen: Bạn (dùng trong trường hợp chỉ nói chuyện với 1 người và là thân thiết)
  • Siz: Bạn/Các bạn (dùng trong trường hợp nói chuyện với nhiều người, hoặc 1 người nhưng trong ngữ cảnh trịnh trọng, lịch sự. Thường mới làm quen với nhau, ít người sử dụng “Sen” mà hay sử dụng “Siz” như một phép lịch sự)
  • Biz: Chúng tôi
  • O:  Anh ấy, cô ấy, nó
  • Onlar: Họ

2.2. Đại từ sở hữu

  • Benim: Của tôi
  • Senin: Của bạn
  • Sizin: Của bạn/của các bạn
  • Bizim: Của chúng tôi
  • Onun: Của anh ấy/của cô ấy/ của nó
  • Onların: Của họ

2.3. Khi giới thiệu tên

  • Benim adım: Tên tôi
  • Senin adın: Tên bạn
  • Bizim adımız: Tên chúng tôi
  • Sizin adınız: Tên các bạn
  • Onun adı: Tên anh ấy/Tên cô ấy/Tên nó
  • Onların adları: Tên của họ.

2.4. Khi giới thiệu quốc tịch

  • Vietnamlıyım: Tôi là người Việt Nam
  • Vietnamlısın: Bạn là người Việt Nam
  • Vietnamlısınız: Các bạn là người Việt Nam
  • Vietnamlıyız: Chúng tôi là người Việt Nam
  • Vietnamlı: Anh ấy/Cô ấy/Nó là người Việt Nam
  • Vietnamlılar: Họ là người Việt Nam

2.5. Cũng

  • Ben de: Tôi cũng (Ví dụ: Ben de iyiyim: Tôi cũng khỏe)
  • Sen de: Bạn cũng (Ví dụ: Sen de Vietnamlısın: Bạn cũng là người Việt Nam)
  • Siz de: Các bạn cũng (Ví dụ: Siz de Türksünüz: Các bạn cũng là người Thổ)
  • Biz de: Chúng tôi cũng (Ví dụ: Biz de memnun olduk: Chúng tôi cũng rất hân hạnh)
  • O da : Anh ấy/cô ấy/nó cũng
  • Onlar da: Họ cũng

Nếu bạn nào tinh ý sẽ nhận ra ngay quy luật biến đổi của từ theo từng đại từ nhân xưng, tuy nhiên chúng ta sẽ dành để tìm hiểu về nó trong những bài sau nhé.

3. Mở rộng

3.1. Cách chào nhau

Ngoài Merhaba, chúng ta còn một câu chào khác rất phổ biến trong tiếng Thổ: Selam. Đây là cách chào lấy từ câu chào trong tiếng Arap.Ngoài ra, chúng ta có các câu chào trong ngày như sau:

  • Günaydın: Chào buổi sáng
  • iyi günler: Chúc ngày mới tốt lành
  • iyi akşamlar: Chúc buổi tối tốt lành
  • Hoş geldin/Hoş geldiniz: Chào mừng bạn (giống như “Welcome” trong tiếng Anh)
  • Hoşbulduk: Chào bạn (trả lời cho câu Hoş geldin/Hoş geldiniz bên trên)

3.2. Cách hỏi “Bạn khỏe không?”

Ngoài Nasılsın/Nasılsınız ra, chúng ta còn một số cách hỏi thăm cũng được sử dụng khá rộng rãi:

  • Naber/Ne haber?
  • Ne var ne yok?
  • Ne yapıyorsun/Ne yapıyorsunuz?
  • iyi misin?/iyi misiniz?

3.3. Cách cảm ơn

Ngoài Teşekkür ederim (cho ngôi “Ben”) như bên trên, chúng ta còn có 1 số cách cảm ơn như sau

  • Teşekkürler
  • Sağol
  • Eyvallah (ít dùng hơn)

3.4. Cách tạm biệt

  • Hoşçakal: tạm biệt
  • Görüşürüz: hẹn gặp lại
  • Güle güle: tạm biệt

3.5. Tên 1 số nước – người nước đó – tiếng nước đó

  • Anh – người Anh – tiếng Anh: İngiltere – İngiliz İngilizce
  • Mỹ – người Mỹ – tiếng Anh: ABD – Amerikalı – İngilizce
  • Pháp- người Pháp – tiếng Pháp: Fransa – Fransız – Fransızca
  • Đức – Người Đức – tiếng Đức: Almanya – Alman – Almanca
  • Tây Ban Nha -người Tây Ban Nha – tiếng TBN: İspanya – İspanyol – İspanyolca
  • Hungary người Hungary – tiếng Hungary: Macaristan – Macar- Macarca
  • Nhật – người Nhật – tiếng Nhật: Japonya – Japon – Japonca
  • Trung Quốc – người Trung Quốc – tiếng Trung Quốc: Çin – Çinli – Çince
  • Ai Cập- người Ai Cập – Tiếng Ai Cập (tiếng Ả Rập): Mısır – Mısırlı – Mısırlıca (Arapça) – vì người Ai Cập nói tiếng Ả Rập
  • Hy Lạp – người Hy Lạp – Tiếng Hy Lạp: Yunanistan – Yunanistanlı – Yunanca
  • Nga – người Nga – tiếng Nga: Rusya – Rus – Rusça
  • Ý – người Ý – tiếng Ý: İtalya – İtalyalı – İtalyanca
  • Ấn Độ – người Ấn Độ – tiếng Ấn: Hindistan – Hintli – Hintçe

4. Bài tập

4.1. Từ vựng

Học thuộc các flashcard sau nhé!

Từ vựng Flashcard 

4.2. Trắc nghiệm

https://khaosat.me/survey/bai-1-phan-1-tu-gioi-thieu-aa21180

4.3. Tự luận

Dịch 2 đoạn hội thoại sau sang tiếng Thổ

a. 
A: Chào buổi sáng!
B: Chào buổi sáng! Bạn khỏe không?
A: Tôi khỏe! Bạn cũng khỏe chứ?
B: Tôi khỏe! Cảm ơn nhiều!


b.
A: Xin chào! Tôi tên là A. Bạn tên là gì?
B: Chào A. Tôi tên là B.
A: Rất hân hạnh!
B: Tôi cũng rất hân hạnh!
A: Bạn khỏe không?
B: Cảm ơn, tôi khỏe. Bạn khỏe không?
A: Tôi cũng khỏe, cảm ơn bạn. Bạn là người nước nào?
B: Tôi là người Ai Cập. Bạn là người nước nào?
A: Tôi là người Ấn Độ.
B: Hẹn gặp lại! Chúc buổi tối vui vẻ!
A: Chúc buổi tối vui vẻ!

Published by Hoàng Lê Thanh Hà

A Turkey-addict.

3 thoughts on “BÀI I – PHẦN 1 – TỰ GIỚI THIỆU

  1. Selam abla!

    Dạo gần đây tiếp tục “được” corona nó cho nghỉ dài hạn :))) nên em đang tranh thủ “cày” blog của chị để nghiên cứu tiếng Thổ kỹ hơn. Với lại em cũng đang join một lớp học tiếng Thổ online của học viện Yunus Emre, chi nhánh bên Kuala Lumpur, thì em có chút thắc mắc liên quan đến bài này muốn hỏi chị.

    1. Em thấy hocam của lớp em có ghi từ “Hoşçakal” và “Hoşbulduk” lần lượt là “Hoşça kal” và “Hoş bulduk”, không có dính liền như trong phần bên trên. Vậy cách ghi nào thì hợp lý ạ?

    2. Hocam cũng có nói “Hoşça kal” chỉ dùng khi người nói là người đang rời đi, còn người tiễn đi thì phản hồi “Güle güle”. Theo chị cái này có makes sense hay không ạ? Hay mình muốn dùng từ gì để nói đều được?

    3. “Allah’a ısmarladık” cũng là synonym với “Hoşça kal”, nhưng hình như ít được dùng bởi giới trẻ người Thổ phải không ạ?

    4. Khi nói “Hoş geldin”, nếu theo đúng ngữ pháp, người phản hồi trả lời là “Hoş buldum” hay “Hoş bulduk” ạ? Em coi trên dizileri thấy họ cứ hay nói “Hoş bulduk” dù chỉ có một mình người đó đang được welcomed.

    iyi günler abla ❤

    Like

    1. Helu em, lâu lâu mới được trả lời nên c trả lời dài chút nha hahah
      1. “Hoş bulduk” hay “Hoşbulduk”, “Hoşça kal” hay “Hoşçakal” – viết cách hay viết liền đều không có gì khác nhau. Thực ra, theo đúng ngữ pháp thì phải viết cách ra đấy, nhưng người Thổ họ không quan tâm nhiều lắm về vấn đề này. Thường là người nước ngoài khi mới học tiếng Thổ hay sợ chuyện viết liền/viết cách sẽ ảnh hưởng tới ý nghĩa của từ, hoặc sẽ biến từ đúng thành từ sai. Nhưng thực ra, em viết liền hay viết cách ra đều không sai. Có rất nhiều từ tiếng Thổ cũng có 2 cách viết (liền nhau hay cách ra), trừ khi em đi thi các bài viết học thuật về ngôn ngữ thì có thể họ sẽ để ý chuyện này. Nhưng thực ra hồi chị thi C1 cũng không ai bắt bẻ chuyện viết liền hay viết cách cả, nên em không cần quan tâm nó nhiều đâu nha. Em mà đi hỏi người Thổ về chuyện này, phần lớn trong số họ cũng không biết cách nào là viết đúng đâu hahaha.
      2. Lại thêm 1 sợi chỉ nhỏ xíu nữa giữa 2 từ. Thầy giáo em nói không sai, vì từ “kalmak” chính xác là “ở lại”, tức là nên dùng cho người rời đi để nói “ở lại vui vẻ nhé!”. Nhưng người Thổ thực sự không ai để ý chuyện này. Họ hoàn toàn có thể dùng cả 2 từ khi tạm biệt nhau. Thực ra từ dùng khi tạm biệt hay được dùng nhất ở Thổ chính là “Görüşürüz”.
      3. “Allah’a ısmarladık” – từ này chị rất ít khi nghe thấy. Ở Thổ mấy năm mà chắc số lần c nghe được đếm trên đầu ngón tay đó em.
      4. “Hoş buldum” hay “Hoş bulduk” đều đúng, chỉ là “Hoş buldum” ít được dùng hơn “Hoş bulduk”. Dù chỉ có 1 người cũng dùng “Hoş bulduk” vì khi dùng ngôi cho số nhiều luôn cho ta cảm giác lịch sự, nhã nhặn hơn. Và “Hoş bulduk” quá phổ biến nên gần như người Thổ đã quen miệng với từ này mỗi khi đáp lại cho lời chào “Hoş geldin”.
      Hihi những câu em hỏi rất hay, nhưng thực sự người Thổ họ không để ý tới những chuyện nhỏ nhặt này. Để nói tốt tiếng Thổ, một bài học chị rút ra được là không để ý quá nhỏ nhặt và tiểu tiết, đôi khi có nhiều cái mình phải chấp nhận như một sự thật hiển nhiên dù rất chíu khọ hehe. Nhưng tất nhiên em càng hỏi nhiều thì em càng hiểu được nhiều nên chị rất khuyến khích em tìm hiểu thật sâu, cho tới 1 ngày nào đó mà em đạt tới cảnh giới “makeno”, lúc ấy chắc tiếng Thổ của em đã rất khá rùi đó hahaha. =)))

      Liked by 1 person

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: