BÀI I – PHẦN 3: CÁC CÂU HỎI

Đọc đoạn hội thoại sau

A: Merhaba (Xin chào)
B: Merhaba (Xin chào)
A: Kafeterya nerede acaba? (Không biết quán café ở đâu nhỉ?)
B: Yedinci katta (ở tầng 7)
A: öğrenci işleri nerede? (Phòng công tác sinh viên ở đâu?)
B: Birinci katta (ở tầng 1)
A: Kütüphanede birinci katta mı? (thư viện cũng ở tầng 1 à?)
B: Hayır, kütüphane bu katta, ileride, solda. (không, thư viện ở tầng này, phía trước, ở bên tay trái)
A: Spor alanı ön bahçede mi, arka bahçede mi? (sân thể thao ở vườn đằng trước hay vườn đằng sau?)
B: Arka bahçede. (ở vườn đằng sau)
A: Teşekkür ederim.  (Cảm ơn)
B: Rica ederim. İyi gunler (Không có gì. Chúc ngày mới tốt lành)

I. Từ vựng

  • Kafeterya: quán café
  • Kütüphane: thư viện
  • Spor alanı: sân thể thao
  • Bahçe: vườn
  • İleri: phía trước
  • Geri: phía sau
  • Sol: trái
  • Sağ: phải
  • Ön: đằng trước
  • Arka: đằng sau
  • Acaba: Tôi tự hỏi/không biết là…

II. Ngữ pháp

2.1. Từ để chỉ

Trong tiếng Thổ có 1 số từ dùng để chỉ như sau: Bu, Şu, O, Burası, Şurası, Orası, Burada, Şurada, Orada.

Chúng ta cùng tìm hiểu từng từ nhé:

Bu

Đây, cái này (chỉ cái gần, ngay trước mắt)
  • Bu bir oğretmen: Đây là 1 giáo viên
  • Bu kitap güzel : Quyển sách này hay.

Şu

Cái kia (chỉ cái xa hơn 1 chút)
  • Şu bir yemek: Kia là một món ăn
  • Şu kız iyi: Cô gái kia tốt bụng

O

Cái đằng kia (chỉ cái ở rất xa, có thể không nhìn thấy mà chỉ nghĩ tới nó trong đầu)
  • O bir oyun: Cái kia là một trò chơi
  • O oyun eğlenceli: Trò chơi ấy rất hay

Để minh họa dễ dàng hơn, các bạn có thể nhìn tranh bên dưới nhé

Như hình minh họa trên, cây bút gần anh bạn nhất sẽ được gọi là “Bu kalem“, cây bút ở xa hơn một chút, được gọi là “Şu kalem“, còn cây bút ở rất xa hoặc thậm chí anh bạn không nhìn thấy mà chỉ nghĩ trong đầu, sẽ được gọi là “O kalem

Chúng ta tiếp tục tìm hiểu các từ tiếp theo nhé

Burası

Chỗ này (chỉ ngay chỗ đang đứng)
  • Burası güzel: Chỗ này đẹp

Şurası

Chỗ kia (chỉ địa điểm xa hơn 1 chút)
  • Şurası hoş değil: Chỗ kia không đẹp

Orası

Chỗ đó (chỉ địa điểm ở rất xa hoặc không nhìn thấy, chỉ nghĩ tới trong đầu)
  • Orası İstanbul: Chỗ đó là İstanbul
  • Orası soğuk: Chỗ đó lạnh

Burada

Ở đây (chỉ ngay địa điểm đang đứng)
  • Okul burada: Trường học ở đây

Şurada

Ở chỗ kia (chỉ địa điểm xa hơn một chút)
  • Market şurada: siêu thị ở chỗ kia

Orada

Ở chỗ đó (chỉ địa điểm rất xa hoặc không nhìn thấy, chỉ nghĩ tới trong đầu)
  • Orada pek bir şey yok: Ở chỗ đó không có gì mấy

2.2. Từ để hỏi

Ne

Cái gì?
  • Bu ne?: Đây là cái gì?

Nerede

Ở đâu?
  • Okul nerede?: Trường học ở đâu?

Nereye

Tới đâu?
  • Nereye gidiyorsun? : Bạn đi đâu vậy? (câu hỏi này mình sẽ tìm hiểu cách sử dụng ở những bài sau nhé)

Nereden

Từ đâu?
  •  Nereden geldin?: Bạn đến từ đâu vậy? (Câu hỏi này mình cũng sẽ tìm hiểu ở những bài sau nhé)

Nereli

Người vùng nào/người nước nào?

Câu này chúng mình đã học ở những bài trước. Khi hỏi người nước ngoài, chúng ta sẽ hiểu đây là câu hỏi quốc tịch. Khi hỏi người trong nước, chúng ta sẽ hiểu đây là câu hỏi về thành phố.

  • Nerelisin? Izmirliyim. (Tôi là người thành phố Izmir)

Neden

Tại sao?
  • Neden orası sıcak değil? Tại sao chỗ đó không nóng?

Hangi

Cái nào? (tương tự which trong tiếng Anh, có sự lựa chọn)
  • Hangi kitap? Quyển sách nào?

Nasıl

Sao, thế nào
  • O kız nasıl? : Cô ta thế nào?

Kaç

Mấy? (Cần số lượng cụ thể, thường phải đứng trước danh từ)
  • Kaç para? Bao nhiêu tiền?
  • Saat kaç? Mấy giờ rồi?
  • Kaç saat lazım? Cần mấy tiếng?

Ne kadar

Bao nhiêu?
  • Ne kadar zamanda? Trong bao nhiêu thời gian?

Ne zaman

Khi nào
  • Ne zaman okuldasın? Khi nào thì bạn ở trường?

Kim

Ai
  • Kim o? Đó là ai?
  • Kim doktor? Ai là bác sĩ?

2.3. Câu hỏi Có/Không

Như trong tiếng Việt, để tạo nên câu hỏi “Có”, “Không”, chúng ta sẽ thêm những từ vào cuối câu như “à”, “phải không”, “không”.

Ví dụ:

  • Anh ta có phải là cảnh sát không?/ Anh ta là cảnh sát à?/ Anh ta là cảnh sát phải không?
  • Bạn thích không? Bạn thích à?

Trong tiếng Thổ, chúng ta cũng có những từ như vậy, đó là mi, mı, mu, mü

Ví dụ:

  • O adam polis mi? Người đàn ông đó là cảnh sát à?
  • Sen hasta mısın? Bạn bị ốm à?

Vậy cách thêm mi, mı, mu, mü như thế nào?

Cũng lại là quy luật quen thuộc 🙂

Với những danh từ/tính từ kết thúc bằng e,i, chúng ta sẽ thêm mi

Tembel

Lười biếng

  • Ben tembel miyim? (Cần thêm “y” trước “im” vì “mi” kết thúc bằng nguyên âm như mình đã giải thích ở bài trước)
  • Sen tembel misin?
  • O tembel mi?
  •  Siz tembel misiniz?
  • Biz tembel miyiz?
  • Onlar tembel miler?

-Với những danh từ/tính từ kết thúc bằng a, ı, chúng ta sẽ thêm

Damat

Chú rể

  • Ben damat mıyım?
  • Sen damat mısın?
  • O damat ?
  • Biz damat mıyız?
  • Siz damat mısınz?
  • Onlar damat mılar?

-Với những danh từ/ tính từ kết thúc bằng o,u, chúng ta sẽ thêm mu

çocuk

Trẻ con
  • Ben çocuk muyum?
  • Sen çocuk musun?
  • O çocuk mu?
  • Biz çocuk muyuz?
  • Siz çocuk musunuz?
  • Onlar çocuk mular?

-Với những danh từ/ tính từ kết thúc bằng ö, ü, chúng ta sẽ thêm

Üzgün

Buồn

  • Ben üzgün müyüm?
  • Sen üzgün müsün?
  • O üzgün ?
  • Biz üzgün müyüz?
  • Siz üzgün müsünüz?
  • Onlar üzgün müler?

2.4. Câu trả lời cho câu hỏi Có/Không

Evet

Hayır

Không

Sen üzgün müsün?

  • Evet, üzgünüm
  • Hayır, üzgün değilim.

Sen hasta değil misin? (Lưu ý, ở đây dù tính từ Hasta có nguyên âm cuối là a nhưng tại sao lại thêm misin? Vì tính từ thật sự trong câu này là Hasta değil chứ không phải hasta, do đó quy luật thêm đuôi sẽ phụ thuộc vào nguyên âm cuối của từ değil chứ không phải từ hasta).

  • Evet, hastayım
  • Hayır, hasta değilim

2.5. Mở rộng

Một số câu trả lời thường dùng trong cuộc sống

  • Khi một người bị bệnh,chúng ta sẽ nói

Geçmiş olsun (chúc bạn chóng lành bệnh)

Ví dụ:

A: Ateşim var (tôi bị sốt)

B: Geçmiş olsun (chóng khỏi nhé)

  • Khi một người đang làm công việc gì đó, ta sẽ nói

Kolay gelsin (chúc công việc thuận lợi/làm tốt nhé)

Ví dụ:

A: Sınavım var (tôi có bài thi)

B: Kolay gelsin (thi tốt nhé)

  • Khi mời 1 người làm gì

Buyurun (xin mời)

Ví dụ:

A: Bir kola alabilir miyim? (Tôi có thể lấy 1 chai coca được không?)

B: Tabiki, buyurun! (Tất nhiên rồi, xin mời!)

  • Làm ơn (Please)

Lütfen

A: Bir döner, lütfen! (Làm ơn cho 1 phần bánh mì kẹp thịt)

B: Buyurun!

  • Xin thứ lỗi (giống như Excuse me!)

Affedersin/ affedersiniz

A: Affedersiniz, bu koltuk boş mu? (Xin thứ lỗi, ghế này trống chứ?)

B: Evet, boş (Vâng, ghế trống)

  • Khi chúc người khác ngon miệng (giống Bon apetit!)

Afiyet olsun!

  • Đáp lại lời cảm ơn
  • Rica ederim (cho ngôi ben)
  • Rica ederiz (cho ngôi biz)
  • Bir şey değil (không có gì)

Các bạn có để ý thấy thi thoảng trong các ví dụ của mình, đại từ nhân xưng thường được lược bỏ không nhỉ?

Ví dụ, bạn nói ben hastayım hay chỉ hastayım thôi đều được và đều đúng.

Đó là điều đặc biệt trong tiếng Thổ.

Khi đuôi cho đại từ nhân xưng đã được thêm vào sau danh từ/tính từ/động từ thì chúng ta hoàn toàn có thể lược bỏ chủ ngữ mà người nghe vẫn hoàn toàn hiểu.

Ở những bài sau, các bạn sẽ hiểu hơn về vấn đề này nhé!

Bây giờ cùng luyện tập thêm để hiểu hơn về bài hôm nay nào!

III. Bài tập

  1. Ôn lại từ vựng của hôm nay nhé!
    Flashcard
  2. Cùng làm bài trắc nghiệm nhé!
    Bài trắc nghiệm
  3. Tự luận

Hãy tự viết một đoạn hội thoại giữa hai người, trong đó sử dụng nhất nhất 4 từ để hỏi.

Published by Hoàng Lê Thanh Hà

A Turkey-addict.

6 thoughts on “BÀI I – PHẦN 3: CÁC CÂU HỎI

  1. Selam abla!

    Hình như “Kafererya: quán café” trong mục “I. Từ vựng” bị mistyped nên abla có thể check lại thử được không ạ?

    Teşekkür ederim abla!

    Like

  2. Abla ơi!

    Có thể nào phân biệt được giữa các từ để chỉ “burada”, “orada”… và “burası”, “orası”… không ạ? Theo em search trên Google thì người bản xứ họ trả lời là:

    Orası/Ora = That place/There
    Orada (Ora-da) = in/at/on that place

    Trong khi nghĩa tiếng Việt của các từ này đều như nhau, asdfasdfadf

    Like

    1. Đúng là người Việt hay nhầm lẫn giữa những từ này, nhưng để ý 1 chút em sẽ không nhầm nữa.
      Như bên trên c cũng đã giải thích nghĩa của các từ đó: “Burası” là “chỗ này”, còn “burada” là “Ở chỗ này”.
      Ví dụ nhé

      “Burası çok soğuk” – Chỗ này rất lạnh.

      Chúng ta không thể nói “Burada çok soğuk” được, câu này sai vì hoàn toàn thiếu chủ ngữ. “Burada” là “ở chỗ này”, ở chỗ này cái gì rất lạnh?

      Do vậy phải thêm chủ ngữ cho nó:

      “Burada hava çok soğuk” – Thời tiết ở đây rất lạnh

      😀

      Liked by 1 person

  3. Pardon abla!

    Còn một từ nữa em mới phát hiện, là từ “buyrun” trong phần “II. Ngữ pháp” – mục “2.5 Mở rộng”.

    Buyurun mu yoksa buyrun mu?

    Like

    1. oh thanks em nhìuuuuuu, lại 1 lỗi sai nữa của c kkk. Đúng là “Buyurun” nhưng vì đọc cũng như “buyrun” nên khi viết, c cũng hay viết ra như cách đọc. “Buyurun” mới đúng nhaaaa

      Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: