Đọc đoạn văn sau
Herkese günaydın! İyi sabahlar! Burası radyo İstanbul! İstanbul, büyük ve kalabalık bir şehir, bir metropol…Bu şehirde hayat erken başlıyor. Milyonlarca insan, sokaklarda otobüslere, dolmuşlara, vapurlara biniyorlar. Büfelerden simit, çiçekçilerden çiçek alıyorlar. Boğaz’da tura çıkıyorlar, sahillerde yürüyorlar. Sınıflarda ders veriyorlar, telefonlarda konuşuyorlar. Acaba siz şimdi neredesiniz? Nereden nereye gidiyorsunuz?
Chào buổi sáng tất cả mọi người! Buổi sáng tốt lành nhé! Đây là đài phát thanh Istanbul. Istabul là một thành phố, một đô thị lớn và đông đúc…Ở thành phố này cuộc sống bắt đầu từ rất sớm. Hàng triệu người trên mọi nẻo đường, họ bước lên xe buýt, lên xe dịch vụ, lên tàu thủy. Ho mua bánh mì vòng tại các quầy hàng, mua hoa tại các cửa hàng hoa. Họ đi một vòng quanh eo biển Bosphorus, họ đi bộ dạo quanh các bờ biển. Họ tới lớp giảng bài, họ nói chuyện điện thoại. Tôi tự hỏi không biết bây giờ các bạn đang ở đâu? Các bạn đang đi từ đâu, đến đâu?
I. Từ vựng
Danh từ
- Radyo: đài phát thanh
- Metropol: đô thị, thành phố
- Hayat: cuộc sống
- Sokak: đường, phố
- Otobüs: xe buýt
- Dolmuş: xe dịch vụ (mini buýt) Funfact: Xe này được gọi là Dolmuş – dựa trên tính từ dolu (đông, đầy), bởi vì loại xe này đợi tới khi nào khách lên đông, chật kín xe thì mới đi 🙂 Ác mộng
- Vapur: tàu thủy
- Büfe: Quầy hàng bán đồ ăn vặt
- Çiçekçi: cửa hàng hoa
- Çiçek: hoa
- Sahil: bờ biển
- Ders: bài học

Tính từ:
- Büyük: lớn
- Küçük: nhỏ
- Kalabalık: Đông đúc (tính từ) / đám đông (danh từ)
- Geç: muộn
- Erken: Sớm
Động từ
- Başlamak: Bắt đầu
- Binmek: lên (xe)
- Almak: lấy, mua
- Çıkmak : đi ra
- Yürümek: Đi bộ
- Gezmek: Đi dạo
- Vermek: Đưa, cho
- Konuşmak: nói chuyện
II. Ngữ pháp
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách thêm đuôi vào danh từ để chỉ
- “đến” (đến đâu đó/đến cái gì đó)
- “từ” (từ đâu đó/từ cái gì đó)
Như những bài đầu, chúng ta đã biết, thêm “de”/”da” vào sau danh từ thì sẽ biến thành “ở (chỗ đó)”
- Ev -> evde (ở nhà)
- Sınıf => Sınıfta (ở lớp)
Vậy nếu chúng ta muốn nói “đến nhà” hay “từ nhà” thì sao?
2.1. Đến (đâu đó)
Chúng ta thêm vào sau danh từ chữ “e” hoặc “a” là xong!
Cách thêm cũng dựa vào quy luật nguyên âm, các bạn hoàn toàn có thể đoán được đúng không?
Với các danh từ có nguyên âm cuối là “e,i, ö, ü”, chúng ta thêm “e”
- Ev => eve (đến nhà)
- İş -> işe (đến chỗ làm)
- Otobüs -> otobüse (đến xe buýt)
Với các danh từ có nguyên âm cuối là “a, ı ,o,u”, chúng ta thêm “a”
- Okul => Okula (đến trường)
- Sınıf => Sınıfa (đến lớp)
Trường hợp đặc biệt:
1.Với danh từ kết thúc bằng nguyên âm, ta thêm “y” trước khi thêm “e”/”a” nhé
- Kütüphane => Kütüphaneye (Đến thư viện)
- Bankacı => Bankacıya (Đến nhân viên ngân hàng)
2.Với danh từ kết thúc bằng “k”, ta sẽ thay “k” bằng “ğ” trước khi thêm “e” / “a” nhé
- Köpek -> Köpeğe (tới con chó)
- Kalabalık -> Kalabalığa (tới đám đông)
3.Tuy nhiên, có 2 trường hợp chúng ta giữ nguyên phụ âm “k”
a.Danh từ tên riêng
- Bebek (vùng Bebek tại Istabul) => Bebek’e (tới Bebek)
b.Với từ Park (công viên)
- Park -> Parka (tới công viên)
4.Với đại từ nhân xưng
Riêng ngôi Ben và Sen sẽ không theo quy luật trên, không biến thành “bene”, “sene”, mà sẽ là “bana”, “sana”
- Bana
- Sana
- Ona
- Bize
- Size
- Onlara
2.2. Từ (đâu đó)
Chúng ta thêm vào đuôi “den” hoặc “dan” vào sau danh từ là xong.
Cách thêm cũng hoàn toàn dựa vào quy luật nguyên âm:
Với các danh từ có nguyên âm cuối là “e,i, ö, ü”, chúng ta thêm “den”
- Ev => evden (từ nhà)
- Kim -> kimden (từ ai)
Với các danh từ có nguyên âm cuối là “a, ı ,o,u”, chúng ta thêm “dan”
- Okul => Okuldan (từ trường)
- Kütüphane => Kütüphaneden (từ thư viện)
Trường hợp đặc biệt
Với danh từ kết thúc bằng các phụ âm sau s, ş, k, t, f, ç , chúng ta sẽ thay “den” bằng “ten”, thay “dan” bằng “tan”
- Köpek -> Köpekten (từ con chó)
- İş => İşten (từ chỗ làm)
- Market -> marketten (từ thư viện)
- Maç -> Maçtan (từ trận bóng)
- Sınıf -> Sınıftan (từ lớp học)
- Ders -> Dersten (từ bài học/từ buổi học)
2.3. Khi nào dùng “đến”, khi nào dùng “từ”?
Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào động từ trong câu và ý nghĩa của câu.
Như trong tiếng Việt, chúng ta cũng dựa vào động từ để thêm “đến” và “từ”
Ví dụ: Tôi đi đến nhà bạn
Tôi làm hoa từ giấy
Trong tiếng thổ cũng vậy.
Tôi đi siêu thị
Markete gidiyorum
- Đi : gitmek -> Tôi đi: gidiyorum
- Siêu thị: market
- Đi siêu thị ở đây có nghĩa là “đi đến” siêu thị => markete
Tôi ngồi ở vườn
Bahçede oturuyorum
- Ngồi: Oturmak => Tôi ngồi: oturuyorum
- Vườn: Bahçe => ở vườn : Bahçede
Riêng phần này tiếng Thổ khá giống tiếng Việt nên khi gặp một từ mới, mình chưa biết từ đó nên dùng với “e”/”a” hay “den”/”dan” thì cứ mạnh dạn thử dịch từ tiếng Việt qua và ghép vào theo bản năng nhé, 70% là đúng đấy.
Ví dụ: Tôi ra khỏi lớp -> có thể phân tích là: tôi đi từ lớp để ra ngoài => sınıftan => sınıftan çıkıyorum
Xem hình ảnh và chú thích sau:

Ta có động từ đi bộ = “yürümek“
Cái ghế = sandalye. “Từ cái ghế” => sandalyeden
Cái bàn = masa. “Tới cái bàn” => masaya
=> Đặt câu: sandalyeden masaya yürüyor
Một số lưu ý:
Một số động từ CHỈ đi với “e”/ “a”
- Gitmek: đi
Okula gidiyorum (tôi đi tới trường) - Girmek: vào
Sınıfa giriyorlar (họ vào lớp) - Bakmak: nhìn
Kime bakıyorsun? (anh đang nhìn ai thế?) - Binmek : lên (thường dùng cho phương tiện giao thông)
Taksiye biniyoruz. (Chúng tôi lên taxi) - Sormak: hỏi
Öğretmen öğrenciye soru soruyor (Giáo viên hỏi học sinh) - Vermek: đưa
Ona veriyoruz (chúng tôi đưa cho anh ấy/cô ấy/nó)
Một số động từ CHỈ đi với “den”/”dan”
- Nefret etmek: ghét
Senden nefret ediyorum : tao ghét mày - Hoşlanmak: thích
O kitaptan hoşlanıyorum: tôi thích quyển sách đó - Korkmak: sợ
Köpekten korkuyor musun?: bạn có sợ chó không - Sıkılmak: chán nản, chán ngấy
Türkçeden sıkılıyorum: tôi chán ngấy tiếng Thổ
2.4. Mở rộng
- İLE (với)
Từ này sẽ được dùng riêng hoặc ghép thẳng vào danh từ như sau (dùng cả 2 cách đều đúng)
- Siz bu masa ile ne yapıyorsunuz? = Siz bu masala ne yapıyorsunuz?
Bọn mày làm gì với cái bàn này? - Ben şu köpek ile geziyorum = ben şu köpekle geziyorum
Tôi đi dạo với con chó kia
Khi nào thêm “le”, khi nào thêm “la”, chắc hẳn các bạn đoán được luôn đúng không?
Danh từ có nguyên âm cuối cùng là “e,i, ö, ü”, chúng ta sẽ thêm “le”
- Köpek -> Köpekle (với con chó)
Danh từ có nguyên âm cuối là “a, ı ,o,u”, chúng ta thêm “la”
- Vietnam -> Vietnamla (với nước Việt Nam)
Chú ý:
-Với các danh từ kết thúc bằng nguyên âm, chúng ta thêm “y” trước khi thêm “le”/”la”
- Bakıcı -> Bakıcıyla (với người trông trẻ)
- Kedi -> kediyle (với con mèo)
-Với các đại từ nhân xưng:
- Ben -> benimle
- Sen -> seninle
- O -> onunla
- Biz -> bizimle
- Siz -> sizinle
- Onlar -> onlarla
- Kim -> Kiminle (với ai)
Benimle konuşuyor musun?
Bạn có nói chuyện với tôi không?
2.VỊ TRÍ CỦA TÍNH TỪ
Trong tiếng Việt, thường chúng ta sắp xếp tính từ sau danh từ
- Tôi là một người hạnh phúc -> tính từ “hạnh phúc” xếp sau danh từ “một người”
Nhưng tiếng Thổ thì ngược lại, đó là tính từ trước danh từ
- Ben mutlu bir insanım -> Tôi là một người hạnh phúc
- Arkadaşım amatör bir avcı -> Bạn tôi là một thợ săn nghiệp dư
- Arkadaşlarım amatör avcılar -> Những người bạn của tôi là những thợ săn nghiệp dư
- Sevimli bir kedi. -> Một con mèo đáng yêu
- Sevimli kediler -> Những con mèo đáng yêu
3. HỎI TUỔI
Trong tiếng Việt, khi hỏi tuổi chúng ta hỏi là “Bạn bao nhiêu tuổi?“, và câu trả lời là “Tôi …tuổi”.
Nhưng trong tiếng Thổ, câu hỏi dịch từng từ ra là “Bạn ở tuổi mấy?”, và câu trả lời là “Tôi ở tuổi …”
Kaç yaşındasın? Hỏi tương tự với các ngôi khác, chỉ cần thay đuôi
20 yaşındayım Trả lời tương tự cho các ngôi khác, chỉ cần thay đuôi
III. Bài tập
- Cùng luyện từ mới qua flashcard bên dưới nhé
Flashcard - Bài trắc nghiệm dưới đây sẽ cho bạn hiểu thêm về những vấn đề trên đấy
Trắc nghiệm - Tự luận
Điền “e”/ “a” / “den” / “dan”/ “de” / “da” vào chỗ trống
Benim adım Nurten. Ev hanımıyım. Zamanım genellikle ev……geçiyor. Hergün temizlik yapıyorum, yemek pişiriyorum. Ama boş zamanlarımda bir kurs…… gidiyorum. Kurs……boncuk……kolyeler, bilezikler, küperler yapıyorum. Yeni modeller öğrenmek için dergiler…….de bakıyorum. Bazen ipek kumaşlar…….küçük yastıklar yapıyorum ve arkadaşlarım……. hediye ediyorum. Onlar bu yastık, kolye ve küperler…… çok hoşlanıyorlar.
İyi Cumatersiler, abla!
Ở bài này, em có hơi nhiều thắc mắc… LOL! Mong chị giữ kiên nhẫn trong quá trình khai sáng cho em asdfasdfadf. Em cảm ơn chị ạ!
1. Ở đoạn văn mở đầu bài
1.1 Em thấy có vế câu: “Boğaz’da tura çıkıyorlar.” Theo văn phong của chị là: “Họ đi bộ một vòng quanh eo biền Bosphorus” kết hợp với việc em tra trên Tureng thì cụm từ “tura çıkımak” mang nghĩa “đi thưởng ngoạn” đúng không ạ?
1.2 Từ çiçekçi được thêm hậu tố “-çi” nên có nghĩa là “cửa hàng hoa”. Vậy nó cũng có nghĩa là “người bán hoa” đúng không ạ? Tương tự như “denizci” theo em hiểu…
2. Ở phần “II. Ngữ pháp”
2.1 Trong mục “2.2 Từ (đâu đó)” có “Trường hợp đặc biệt” với danh từ kết thúc bằng các phụ âm s, ş, k, t, f, ç thì thay “den” bằng “ten”và thay “dan” bằng “tan”. Tuy nhiên, khi em xem một câu ví dụ ở phía bên dưới: “O kitaptan hoşlanıyorum” thì còn có cả case của “kitaptan” với danh từ “kitap” kết thúc bằng phụ âm p nữa phải không chị?
2.2 Trong mục “2.3 Khi nào dùng “đến”, khi nào dùng “từ”” có câu ví dụ: “Öğretmen öğrenciye soru soruyor.” Em muốn hỏi là từ “soru” ở đây đóng vai trò gì ạ?
Bu kadar :))) Tekrar teşekkür ederim abla!
LikeLike
Merhaba canım,
1.1 Hihi đọc comment này của em làm chị giật mình là tại sao chị lại dịch thành “đi bộ”, nhưng c đọc lại thì thấy câu đó chị dịch là “họ đi 1 vòng quanh eo biển Bosphorus” chứ chị không dịch là “đi bộ”. Từ “đi bộ” chị dùng ở vế sau “họ đi bộ dạo quanh các bờ biển”. 😉
“Boğaz’da tura çıkmak” là đi 1 vòng quanh eo biển Bosphorus. “Boğaz turu” là một tour đi vòng quanh eo biển Bosphorus bằng tàu thủy, một hoạt động must-try khi em tới Istanbul nha. Trên tàu em có thể ngắm hai bên bờ biển và cho chim ăn. Khá vui, mỗi tội gió tung người và đi vào mùa lạnh thì teo luôn. Chưa kể ai mà say xe chắc cũng khó mà trụ nổi vì say sóng.
1.2. ” çiçekçi” vừa có nghĩa là “cửa hàng hoa”, vừa có nghĩa là “người bán hoa”. Khá nhiều từ trong tiếng Thổ có cùng nghĩa khi thêm hậu tố như vậy.
2.1. Cái này thì đúng là chị viết thiếu phụ âm “p” nhé, vì đây chính là các quy luật đổi “d” thành “t” sau ““Kà Fê Phở Tái Sáng Şang Çhảnh” LOL.
2.2. Từ “soru” ở đây là “câu hỏi”. Cả câu là “Giáo viên hỏi học sinh câu hỏi”. “Soru” ở đây đóng vai trò là tân ngữ trực tiếp. Chứ nếu câu là “Öğretmen öğrenciye soruyor” thì sẽ chưa phải là 1 câu hoàn chỉnh, cần thêm 1 câu hỏi nào đó sau câu này. Cũng tương tự như tiếng Việt “Cô giáo hỏi học sinh” – nghe khá cụt và thiếu thiếu, vì thường sau đó mình sẽ kèm thêm câu hỏi của giáo viên để câu rõ nghĩa hơn.
Ví dụ: “cô giáo hỏi học sinh: tại sao A lại kết hợp với B?”.
LikeLiked by 1 person
Ở phần “Một số động từ CHỈ đi với “den”/”dan”” thì chị check lại câu ví dụ “Köpekten körküyor musun?” này. Em mới lướt lại bài này sau khi đã học vào tuần trước thì mới để ý thêm chỗ đó LOL.
LikeLiked by 1 person