Đọc đoạn văn sau
Ben pilotum. Bu iş çok zevkli. Hiç sıkılmıyorum. Her hafta farklı ülkelere gidiyorum. Yeni insanlarla tanışıyorum. Farklı diller öğreniyorum.
(Tôi là phi công. Nghề này rất vui. Tôi không cảm thấy chán một chút nào. Hàng tuần tôi đều đi tới những đất nước khác nhau. Tôi làm quen với nhiều người khác nhau. Tôi học nhiều ngôn ngữ khác nhau)
I. Từ vựng
Danh từ
- Pilot: Phi công
- Hafta: Tuần
- Ay: Tháng
- Gün: ngày
- Ülke: Đất nước
- şehir: Thành phố
- İnsan: con người
- Dil: ngôn ngữ
Tính từ
- Zevkli: vui
- Farklı : khác
- Yeni: mới
Động từ
- Sıkılmak: chán
- Gitmek: Đi
- Tanışmak: Làm quen
- Öğrenmek: Học
II. Ngữ pháp
Hôm nay chúng mình sẽ cùng tìm hiểu về 1 thì khá hay dùng trong tiếng Thổ: thì hiện tại tiếp diễn. Thì này được sử dụng cho các trường hợp sau:
- Tại thời điểm nói (Dùng phổ biến nhất)
Şu an ders çalışıyorum. Hiện tại tôi đang học bài - Một tình huống xảy ra liên tục
Bilmiyorum. Tôi không biết (và tới giờ tôi vẫn không biết) - Thói quen
Her hafta sonu maç seyrediyorum. Các cuối tuần tôi đều xem bóng đá - Một tương lai gần được lên kế hoạch sẵn
Yarın geliyorum. Ngày mai tôi sẽ tới. - Nhận định một vấn đề chung nào đó.
Bu ülkede hiçbir şey değişmiyor. Ở đất nước này chẳng có cái gì thay đổi hết. - Một hành động bắt đầu từ quá khứ và diễn ra liên tục cho tới tận hiện tại (thường ít dùng hơn và hay dùng trong những ngữ cảnh đặc biệt, chúng ta sẽ học cái này về sau nên bây giờ các bạn không cần để tâm quá vào nó)
Üç yıldır Antalya’da yaşıyorum. Ba năm nay tôi sống ở Antalya.
Mình sẽ lấy ví dụ 1 số cách chia thì hiện tại tiếp diễn của tiếng Anh và tiếng Việt nhé:
- Tiếng Anh: động từ tobe + động từ chính thêm đuôi -ing (I’m going to school)
- Tiếng Việt: đang + động từ chính. (Tôi đang đi tới trường)
Với tiếng Thổ, chúng ta không làm như tiếng Anh hay tiếng việt, mà chúng ta thay đổi trực tiếp đuôi của động từ chính để thể hiện thì hiện tại tiếp diễn.
Do vậy, bạn cần xác định động từ là gì.
Thể gốc của động từ luôn luôn có đuôi mak/mek. Khi bạn thấy các đuôi này, bạn có thể hiểu từ đó chính là động từ
Ví dụ:
- Gitmek (đi)
- Okumak (đọc)
Nhưng để tạo thành câu, chúng ta không thể nói “Ben gitmek” được.
Như các bài trước, chúng ta luôn phải thay đổi danh từ/tính từ tùy theo ngôi đại từ xưng hô. Với động từ cũng vậy, chúng ta cũng phải thay đổi nó theo ngôi đại từ xưng hô.
Vậy cách biến đổi động từ như thế nào? Lại là người quen cũ, quy luật nguyên âm 🙂
2.1. Câu khẳng định
Về công thức, chúng ta có công thức theo 4 bước sau
- B1: Xác định gốc động từ (bỏ mak/mek). Ví dụ Yap
mak(làm)-> gốc động từ là “yap” - B2: Tìm nguyên âm trợ giúp (theo quy luật nguyên âm cuối của gốc động từ)
- B3: Thêm yor
- B4: Thêm đuôi theo ngôi (Ben -> um, sen -> sun, o -> không thêm, biz -> uz, siz -> sunuz, onlar -> lar )
Nghe thật chẳng muốn hiểu đúng không?
Vậy để mình phân tích thử 1 từ nhé, từ này chắc ai cũng được nghe rồi này 🙂
Sevmek
Yêu

- Ben seviyorum
- Sen seviyorsun
- O seviyor
- Biz seviyoruz
- Siz seviyorsunuz
- Onlar seviyorlar
Vậy trong thì hiện tại tiếp diễn này, cái duy nhất thay đổi và cần tìm ra quy luật, đó là nguyên âm trợ giúp, đúng không nhỉ?
- Với các động từ có nguyên âm cuối cùng là e, i => nguyên âm trợ giúp là “i”
Çek
Kéo lạimek-> Çekiyor
- Với các động từ có nguyên âm cuối cùng là a, ı, => nguyên âm trợ giúp là “ı”
Yat
Nằmmak-> Yatıyor
- Với các động từ có nguyên âm cuối cùng là o,u -> nguyên âm trợ giúp là “u”
Ol
(olmak ở đây cũng có thể hiểu là 1 loại động từ tobe, chúng ta sẽ tìm hiểu cuối bài)mak-> oluyor
- Với các động từ có nguyên âm cuối cùng là ö, ü -> nguyên âm trợ giúp là “ü”
Öp
Hônmek-> öpüyor.
Giờ các bạn đã có thể chia động từ cho từng ngôi được rồi đúng không?
Một ví dụ đầy đủ nữa nhé
Çalış
Làm việcmak-> Çalışıyor
- Ben çalışıyorum
- Sen çalışıyorsun
- O çalışıyor
- Biz çalışıyoruz
- Siz çalışıyorsunuz
- Onlar çalışıyorlar.
Các trường hợp đặc biệt
1.Động từ nào có gốc kết thúc bằng nguyên âm thì sẽ bỏ nguyên âm cuối đó đi và thêm nguyên âm trợ giúp vào theo quy tắc nguyên âm trước nó.
Başlamak
bắt đầu
Gốc là başla-, kết thúc bằng a, do vậy ta sẽ bỏ nguyên âm a này đi => başl–
Sau đó, ta thêm nguyên âm trợ giúp theo nguyên âm trước nó başl– (cũng là a). Vì là “a” nên nguyên âm trợ giúp là ı => başlı
Thêm yor + đuôi:
- Ben başlıyorum
- Sen başlıyorsun
- O başlıyor
- Biz başlıyoruz
- Siz başlıyorsunuz
- Onlar başlıyorlar
Oynamak
chơi
Gốc: oyna -> bỏ a -> còn oyn.
Nguyên âm cuối của “oyn” là “o” -> nguyên âm trợ giúp cần thêm là “u” -> oynu
Thêm “yor” + đuôi
- Ben oynuyorum
- Sen oynuyorsun
- O oynuyor
- Biz oynuyoruz
- Siz oynuyorsunuz
- Onlar oynuyorlar
2. Một số động từ có gốc kết thúc bằng phụ âm t thì phụ âm t sẽ chuyển thành d trước khi thêm nguyên âm trợ giúp.
Etmek
Làm
Etmek – gốc là et-, kết thúc bằng phụ âm t => ta sẽ thay t thành d => ed
Tiếp theo, ta thêm nguyên âm trợ giúp. Do nguyên âm cuối cùng trong “et” là “e”, nên ta sẽ có nguyên âm trợ giúp theo quy luật bên trên là “i” => edi
Thêm yor => ediyor
Thêm đuôi:
- Ben ediyorum
- Sen ediyorsun
- O ediyor
- Biz ediyoruz
- Siz ediyorsunuz
- Onlar ediyorlar
3. Từ đặc biệt : yemek (ăn)
Riêng từ này chúng ta sẽ biến đổi như sau
- Ben yiyorum
- Sen yiyorsun
- O yiyor
- Biz yiyoruz
- Siz yiyorsunuz
- Onlar yiyorlar.
2.2. Câu phủ định
Thể phủ định thì dễ hơn 1 chút! Để 1 động từ từ khẳng định thành phủ định, trong tiếng Việt chúng ta thêm chữ “không” (Tôi làm -> Tôi không làm).
Còn trong tiếng Thổ, chúng ta cũng thêm ma/me vào trong từ. Cách thêm cũng dựa vào quy luật nguyên âm trước nó.
Yapmak (Làm) -> Yapmamak (không làm)
Vì Yap có nguyên âm cuối cùng là “a” => thêm “ma” để thành yapmamak.
İzlemek (xem) -> İzlememek (không xem)
Vì izle có nguyên âm cuối cùng là “e” => thêm “me” để thành izlememek
- Gốc động từ có nguyên âm cuối cùng là a, ı, o, u => thêm ma
- Gốc động từ có nguyên âm cuối cùng là e, i, ö, ü => thêm me
Trở lại hai ví dụ trên, gốc động từ ở đây sau khi bỏ mak/mek đi sẽ còn “Yapma” và “izleme” như mình đã tô vàng.
Chúng ta sẽ thay đổi động từ theo đúng công thức ở câu khẳng định cho gốc động từ này là xong.
Cùng phân tích nhé:
- Với từ Yapmamak
Gốc động từ: yapma
Vì Yapma kết thúc bằng “a” là 1 nguyên âm, nên chúng ta sẽ bỏ nguyên âm này đi => yapm
Sau đó, ta thêm nguyên âm trợ giúp theo nguyên âm cuối cùng của “yapm” (là “a”) -> nguyên âm trợ giúp là “ı” => yapmı
Tiếp theo, chúng ta thêm yor => yapmıyor
Và thêm đuôi theo từng ngôi
- Yapmıyorum
- Yapmıyorsun
- Yapmıyor
- Yapmıyoruz
- Yapmıyorsunuz
- Yapmıyorlar
2.Với từ izlememek:
Gốc động từ: Izleme
Kết thúc bằng nguyên âm -> bỏ nguyên âm này đi, còn izlem
Nguyên âm trước nó là “e” -> nguyên âm trợ giúp là “i” -> izlemi
Thêm yor : izlemiyor
Thêm đuôi theo ngôi (um, sun, trống, uz, sunuz, lar)
2.3. Câu hỏi
2.3.1. Câu hỏi có từ để hỏi
Thêm từ để hỏi trước và biến đổi động từ như bình thường
- Sen ne yapıyorsun hoặc Ne yapıyorsun? (Bạn đang làm gì thế?) (có hay không có đại từ xưng hô “Sen” thì đều đúng, vì đuôi của động từ đã thể hiện rõ đó là dành cho đại từ nào rồi)
- Onlar nasıl okuyorlar? Hoặc Nasıl okuyorlar (Họ đọc như thế nào?)
2.3.2. Câu hỏi Có/Không
Chúng ta chia động từ tới bước “yor” thì dừng.
Sau đó, thêm đuôi để hỏi: “mu” , rồi mới thêm đuôi theo ngôi. (Lưu ý: vì “mu” kết thúc bằng “u” nên trước khi thêm đuôi cho Ben và Biz, chúng ta phải thêm “y” vào trước)
Ví dụ:
- Ben spor yapıyor muyum?
- Sen spor yapıyor musun?
- O spor yapıyor mu?
- Biz spor yapıyor muyuz?
- Siz spor yapıyor musunuz?
- Onlar spor yapıyorlar mı?
Tương tự với phủ định
- Ben spor yapmıyor muyum?
- Sen spor yapmıyor musun?
- O spor yapmıyor mu?
- Biz spor yapmıyor muyuz?
- Siz spor yapmıyor musunuz?
- Onlar spor yapmıyorlar mı?
2.4. Mở rộng
2.4.1. Động từ “olmak” – là/trở thành – gần giống “be” trong tiếng Anh.
Động từ này thường được dùng cuối câu có chứa danh từ/tính từ.
- Orası yazın çok sıcak oluyor (Chỗ đó mùa hè rất nóng)
- Biz öğretmen oluyoruz (Chúng tôi sắp thành giáo viên rồi)
2.4.2. Từ chỉ thời gian
- kışın: vào mùa đông
- yazın: vào mùa hè
- sabah: buổi sáng
- öğle: buổi trưa
- akşam: buổi tối
III. Bài tập
- Chúng ta hãy cùng nhau học nhiều từ mới ở flashcard dưới đây nhé
Flashcard - Làm thử một bài trắc nghiệm xem sao
Trắc nghiệm - Tự luận
Hãy tự viết một đoạn văn ngắn khoảng 8 câu tả về các công việc bạn làm hàng ngày.
İyi günler ablacım!
Hôm nay em có vài câu hỏi như sau:
1. Cụm từ “Her hafta sonu” trong câu ví dụ “Her hafta sonu maç seyrediyorum.” có nghĩa là mỗi tuần hay mỗi cuối tuần ạ?
2. Động từ “seyretmek” vs “izlemek” có sự khác biệt trong cách dùng vào ngữ cảnh nào không chị?
3. Tương tự câu hỏi trên, động từ “yapmak” vs “etmek”?
4. Em có để ý là trong hai câu hỏi “Tembel miler?” vs “Spor yapıyorlar mı?”, đuôi -ler/-lar có sự khác biệt về vị trí đứng. Như vậy, đây chỉ là đặc trưng cách chia của người bản xứ thôi phải không chị, và mình chỉ cần ghi nhớ để áp dụng?
Çok teşekkür ederim ablacım ❤
LikeLike
Selam canım,
1. “Hafta sonu” là “cuối tuần”. “Hafta” là tuần. Do đó “Her hafta sonu” là “mỗi cuối tuần”. Bên trên chị dịch là “hàng tuần” vì…chưa kịp sửa LOL.
2. Động từ “seyretmek” và “izlemek” có ý nghĩa tương tự nhau và thường được người Thổ dùng lẫn lộn với nhau. Vì c dám cá rất nhiều người Thổ ko phân biệt được (và cũng ko quan tâm) sự khác biệt giữa 2 từ này. “Seyretmek” thường dùng cho những thứ em thích, còn “izlemek” thì mang cả ý nghĩa “theo dõi” nữa. Ví dụ như “manzarayı seyrediyorum” chứ không phải “manzarayı izliyorum” (tương tự trong tiếng Việt, là “ngắm cảnh” chứ không phải “xem cảnh”). Còn “seni izliyorum” thì có cả ý nghĩa là “tao nhìn xem mày làm gì, tao theo dõi mày”.
3. “Yapmak” và “etmek” cũng có nghĩa tương tự nhau, nhưng văn cảnh sử dụng khác nhau rất nhiều. “Etmek” thường được kết hợp với nhiều danh từ để tạo thành động từ hơn là “yapmak”. Ví dụ: “takip etmek” là theo dõi, chứ không phải “takip yapmak”. Có nghĩa là, “yapmak” hoàn toàn có thể đứng 1 mình để thành 1 động từ riêng biệt, còn “etmek” thường phải kết hợp với 1 từ khác để tạo thành danh từ. Ví dụ khác như “park etmek” là “đỗ xe”, nhưng “park yapmak” lại là “làm công viên”.
4. Thường với ngôi “onlar”, khi chia động từ thì “ler”/”lar” sẽ được ghép vào chung với động từ luôn, rồi sau đó mới tới trợ từ để hỏi “mi/mı/mu/mü”. Nhưng khi đứng với danh từ/tính từ thì đuôi “ler”/”lar” sẽ đứng chung với danh từ/tính từ đó luôn. Cái này em nhớ để dùng chứ đừng tìm hiểu lý do tại sao nó lại vậy kkk, chắc ng Thổ họ cũng ko hiểu tại sao nó lại vậy luôn LOL.
LikeLiked by 1 person
Chị ơi cho em hỏi động từ “olmak” khi nào mình dùng được ah. Chị giải thích thêm với ah. Vì hình như người Thổ họ hay dùng từ này lắm. Em đề nghị 1 vấn đề gì. Nếu đồng ý họ cũng sẽ trả lời “olur” ( cái này e nghe vậy chứ e k biết viết sao :))) ). Còn nếu k dc họ sẽ nói olmaz.
LikeLike
hihi chào “em” mẹ Cún =))). Dạo này lại chăm chỉ cắp sách vở đi học rùi, hoan hô “em” kkkk.
C có thể hiểu 1 cách đơn giản nhất, “Olmak” là 1 động từ tương tự như “be” trong tiếng Anh ấy ạ.
Động từ “olmak” là 1 trong những động từ phổ biến nhất, quan trọng nhất trong tiếng Thổ.
Trong cuộc sống hàng ngày, nói “olur” tức là “Được” (là động từ “olmak” chia ở thì hiện tại chung), nói “olmaz” tức là không được (đuôi “mez/”maz” khi ghép vào các gốc động từ đều mang ý nghĩa là “không được” – ví dụ: kullanmaz: không dùng được).
Nhưng cách dùng từ “olmak” một cách đầy đủ thì trình độ B2- C1 mới đề cập cơ ạ nên nếu chị thấy khó thì cứ bỏ qua. Còn nếu chị muốn tìm hiểu qua qua về nó thì để em liệt kê sơ sơ vài cách dùng của em nó ạ, hazır mısın?
* Với câu có chứa danh từ/tính từ, động từ “olmak” đứng cuối để đảm nhận chức năng là động từ “tobe”. Tùy vào thì mà nó chia, câu sẽ có các ý nghĩa khác nhau:
+ Thì hiện tại tiếp diễn
Orası yazın çok sıcak oluyor => It is very hot there (chỗ đó mùa hè nóng lắm).
=> Mang ý nghĩa nói về 1 chuyện xảy ra 1 cách bình thường như cân đường hộp sữa.
+ Thì hiện tại chung
Orası yazın çok sıcak olur => (chỗ đó mùa hè sẽ rất nóng/có thể rất nóng)
=> Haiz, câu này dịch thiệt khó làm sao, vì từ “olmak” chia ở thì hiện tại chung (olur) có thể mang nghĩa tương lai gần, lại có thể mang cả nghĩa “dự đoán” nữa. Vì bản chất của thì hiện tại chung là mang cả 2 nghĩa đó. Nhưng tóm lại là, nếu chị dùng thì hiện tại chung cho động từ “olmak” thì thường là dành cho các trường hợp chắc chắn sẽ xảy ra, hoặc mang ý nghĩa dự đoán. Còn nếu là cái đang xảy ra/xảy ra 1 cách bình thường thì nên dùng “oluyor”. 😀 😀 😀 Tiếng Thổ nó tưng tửng ghê luôn kkkk.
+ Thì tin đồn
Orası çok sıcak olmuş => (chỗ đó nóng lắm)
=>Câu này cũng mang ý nghĩa c nghe kể lại chứ c ko thực sự trải qua, hoặc c đã trải qua nhưng giờ mới nhận ra kkkkkkk. Chắc bà chị đang đâu cái điền luôn.
+Thì “có thể”
Orası çok sıcak olabilir => (chỗ đó có thể rất nóng)
=> Câu này thì dễ rùi, nó mang ý nghĩa dự đoán “có thể” thui chứ không có ý nghĩa gì đặc biệt khác
+Thì quá khứ:
Burası çok sıcak oldu => (chỗ này nóng quá)
=> Dù là thì quá khứ nhưng câu này mang ý nghĩa là cái chị đang cảm nhận được, nó đã kết thúc hoặc nó vẫn diễn ra tiếp =)))
+ Thì tương lai đơn
Burası çok sıcak olacak => (chỗ này sẽ rất nóng)
=> Câu này là 1 thì tương lai đơn bình thường, dễ hỉu như tiếng Việt vậy.
+Thì quá khứ tiếp diễn
Burası çok sıcak oluyordu => (chỗ này từng rất nóng)
=>Câu này nói về chuyện: chỗ này từng rất nóng trong quá khứ chứ bây giờ không còn nóng nữa.
+Thì tương lai chưa hoàn thành:
Burası çok sıcak olacaktı => (chỗ này suýt nữa thì trở nên rất nóng)
=>Câu này là thì tương lai “suýt” hoàn thành, tức là nói về 1 chuyện suýt nữa thì xảy ra, nhưng lại không xảy ra.
…
Còn rất nhiều thì khác nữa trong tiếng Thổ, e chỉ liệt kê vài thì đơn giản hay dùng nhất thui ạ.
* Với câu có chứa động từ khác, động từ olmak làm chức năng trợ giúp ý nghĩa cho động từ gốc trong câu:
Bu sefer ne hata yapmış olabilirim ki => What could I have done wrong this time? (Lần này mình có thể đã làm gì sai nhỉ)
=> Động từ olmak trong câu này chia ở thì hiện tại chung dạng “có thể” -> Olabilir. (trong câu tiếng Anh dịch lại thì nó chính là từ “could”), có chức năng làm trợ giúp ý nghĩa “có thể” cho động từ “yapmak”.
Nhưng nếu nói “Bu sefer ne hata yapabilirim” thì lại mang nghĩa là “lần này mình có thể làm gì sai nhỉ” – chỉ 1 hành động chưa diễn ra.
Còn câu gốc “hata yapmış olabilirim” có nghĩa là việc đã làm, chỉ là người nói không biết thực sự họ đã làm gì sai, nên họ tự thắc mắc “mình có thể đã làm gì sai nhỉ?”.
kkkk, sau bài này chắc học ziên mẹ Cún của tui lặn tiếp mấy năm quá =)))
LikeLike
Cười rơi răng 🤣🤣🤣.
K học thì biết mỗi olur và olmaz. Hỏi xong cái lòi ra quá trời ol….
Hèn chi thấy ngta hay nói có thêm từ ol…
Xem cô giải thích xong sao thấy con đường học tiếng nó mênh mông quá.
Hoang mang tiếp nối hoang mang…🥸
Thật sự là học xong cái sợ quên. Em xem đi xem lại mà vẫn cứ quên.
Rồi một hôm định cmt trên Instagram cho một bạn Thổ. Em định viết: ” khu vườn này của nhà chị hả” xong đột nhiên em chợt nhớ k biết cô Hà đã dạy mấy cái Benim, senin,.. chưa ??? Lật tập ra xem thì thấy cô có cho viết rồi mà để ghép với động từ k biết chia sao.
Vậy sẵn đây cô cho em hỏi lại bài cũ luôn ah 😭
LikeLike
kkk “khu vườn này của nhà chị hả” đâu có động từ nào đâu c hahaha, câu này đơn giản mà “Bu bahçe senin mi?/Bu bahçe sizin mi?” hoặc “bu senin bahçen doğru mu?/”bu sizin bahçeniz doğru mu?”. Còn kết hợp động từ là sao c nhỉ? Sở hữu cách xong nó cũng là 1 danh từ thui mà, kết hợp động từ thì cũng như các danh từ khác thuiiiiii.
LikeLiked by 1 person
https://tiengthodeec.com/2020/05/30/bai-3-phan-1-so-huu-cach/
Nếu c hoang mang về chuyện sau khi thêm sở hữu cách rùi kết hợp với các động từ khác nưh nào, mơi xìn bà chị ấn vào link này, phần Mở rộng nha c
LikeLike
Chúng ta sang Messenger giải đáp cho nhanh nhỉ
LikeLike
KKKKK
LikeLike