BÀI III – PHẦN 1: SỞ HỮU CÁCH

Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách thể hiện sự sở hữu (của tôi, của bạn,..)

Đọc đoạn văn sau:

Benim adım Selim. Hemşireyim. Bu bizim aile fotoğrafımız. Fotoğrafta annem koltukta benim sağımda oturuyor. Annemin adı Aynur. O bir lisede öğretmen. İşini ve öğrencilerini çok seviyor. Babam da bizimle koltukta birlikte oturuyor. Adı Mehmet. O bir mimar. Özel bir şirkette çalışıyor. Ağabeyim Koray üniversitede doktora öğrencisi. Onun okulu İzmir’de. Genellikle tatillerde ve hafta sonlarında eve geliyor. O iyi bir mühendis olmak istiyor. Ablam Seda bankacı. Onun işi çok zor ve yorucu. Çok çalışıyor. Sık sık banka şehirlere gidiyor. Ağabeyimin solunda küçük kız kardeşim Zeynep var. O lisede öğrenci. Üniversiteye hazırlanıyor. Gelecekte iyi bir doktor olmak istiyor.

(Tên tôi là Selim. Tôi là y tá. Đây là bức ảnh gia đình tôi. Trong bức ảnh này, mẹ tôi đang ngồi trên ghế, bên tay phải của tôi. Mẹ tôi tên là Aynur. Bà là một giáo viên cấp 3. Bà rất yêu công việc và học sinh của mình. Bố tôi cũng ngồi trên ghế cùng chúng tôi. Tên ông là Mehmet. Ông là một kĩ sư. Ông đang làm việc tại một công ty tư nhân. Anh trai tôi tên là Koray, đang là nghiên cứu sinh tại trường đại học. Trường của anh ấy ở Izmir. Thường thì vào các kỳ nghỉ cũng như các ngày cuối tuần, anh về nhà. Anh muốn trở thành một kiến trúc sư giỏi. Chị tôi Seda, là một nhân viên ngân hàng. Công việc của chị rất khó và bận. Chị làm việc rất nhiều. Chị thường phải đi tới ngân hàng ở các thành phố khác. Bên tay trái của anh tôi là em gái Zeynep của tôi. Em ấy là học sinh trung học phổ thông. Em đang chuẩn bị cho kỳ thi đại học. Em muốn trở thành một bác sĩ giỏi trong tương lai)

I. Từ vựng

  • Aile: Gia đình
  • Baba: bố
  • Anne: mẹ
  • Ağabey: anh (hay thường được viết tắt là abi)
  • Abla: chị
  • Kız kardeş: em gái
  • Erkek kardeş: em trai
  • Büyük anne: bà (thường được viết tắt là nine)
  • Büyük baba: ông (thường được viết tắt là dede)
  • Anneanne: bà ngoại
  • Babaanne: bà nội
  • Dayı: Cậu/Bác (anh trai/em trai của mẹ)
  • Teyze: Dì/bác (chị gái/em gái của mẹ)
  • Amca: Chú/Bác (anh trai/em trai của bố)
  • Hala: Cô/Bác (chị gái/em gái của bố)
  • Yenge: Mợ/thím (vợ của cậu/chú/bác)
  • Enişte: Chồng của dì/cô/chị gái/em gái
  • Kuzen: Anh chị em họ (con của anh em của bố mẹ)
  • Akraba: họ hàng

II. Ngữ pháp

Sở hữu cách

Như bài 1 – tự giới thiệu, chúng ta đã học:

  • Benim: Của tôi
  • Senin: Của bạn
  • Onun: Của anh ấy/cô ấy/nó
  • Bizim: của chúng tôi
  • Sizin: của các bạn
  • Onların: của họ

Nhưng tiếng Thổ sẽ không chỉ dùng mỗi như vậy. Họ cần thêm hậu tố vào cả danh từ mà đại từ nhân xưng sở hữu.

Ví dụ:

  • Benim annem (mẹ của tôi)
  • Senin annen (mẹ của bạn)
  • Onun annesi (mẹ của anh ấy/cô ấy/nó)
  • Bizim annemiz (mẹ của chúng tôi)
  • Sizin anneniz (mẹ của các bạn)
  • Onların anneleri (mẹ của họ)

Vậy cách thêm đuôi cho danh từ như thế nào?

1.Với ngôi Ben:

Thêm m/im/ım/um/üm

Và khi nào thêm những hậu tố trên, chắc chắn lại là dùng quy luật nguyên âm rồi

  • Thêm im khi nguyên âm cuối cùng của danh từ là e/i

Evim

nhà tôi
  • Thêm ım khi nguyên âm cuối cùng của danh từ là a/ı

Aşkım

tình yêu của tôi (hihi chắc ai cũng nghe rồi)
  • Thêm um khi nguyên âm cuối cùng của danh từ là o/u

Telefonum

Điện thoại của tôi
  • Thêm üm khi nguyên âm cuối cùng của danh từ là ö/ü

Gözüm

Mắt tôi
  • Thêm m khi danh từ kết thúc bằng nguyên âm

Annem

Mẹ tôi

2.Với ngôi Sen

Thêm n/in/ın/un/ün

 Quy luật giống như ngôi “ben”

 3.Với ngôi O

  • Nếu danh từ kết thúc bằng phụ âm, thêm i/ı/u/ü

Quy luật cũng như bên trên

Kalemi

Bút của anh ấy/cô ấy/nó
  • Nếu danh từ kết thúc bằng nguyên âm, thêm si/sı/su/sü

Quy luật như bên trên

Kapı

Cửa của nó

4.Với ngôi Biz

  • Nếu danh từ kết thúc bằng phụ âm, thêm imiz/ımız/umuz/ümüz

Quy luật như bên trên

Saçlarımız

Tóc của chúng tôi
  • Nếu danh từ kết thúc bằng nguyên âm, thêm miz/mız/muz/müz

Quy luật như bên trên

Ailemiz

Gia đình chúng tôi

5.Với ngôi Siz:

  • Nếu danh từ kết thúc bằng phụ âm, thêm iniz/ınız/unuz/ünüz

Quy luật như bên trên

iniz

Chồng của bạn
  • Nếu danh từ kết thúc bằng nguyên âm, thêm niz/nız/nuz/nüz

Aileniz

Gia đình của bạn

6. Với ngôi Onlar

Thêm -ları/-leri

  • Nếu danh từ kết thúc bằng e, i, ö, ü, thêm -leri

Evleri

Nhà của họ
  • Nếu danh từ kết thúc bằng a, ı, o,u, thêm -ları

Okulları

Trường của họ

Trường hợp đặc biệt

  • Khi danh từ kết thúc bằng phụ âm k, thì phụ âm này sẽ phải đổi thành ğ.

Benim mutfak => benim mutfağım  

Bếp của tôi
  • Danh từ riêng thì không được đổi thành ğ mà phải giữ nguyênk

Berk (tên riêng)=> Berk’im

Berk của tôi
  • Ngoài ra từ park cũng sẽ không đổi k thành ğ.

Benim parkım

Công viên của tôi
  • Khi danh từ kết thúc bằng phụ âm p, phụ âm này sẽ đổi thành b.

hesap-> benim hesabım

Tài khoản của tôi
  • Riêng từ « top » thì sẽ vẫn giữ nguyên p. ->

Benim topum

Quả bóng của tôi
  • Từ su (nước), phải thêm thành suyu trước khi thêm hậu tố chỉ sở hữu cách.
  1. benim suyum
  2. onun suyu
  3. bizim suyumuz
  4. sizin suyunuz
  5. senin suyun.
  6. onların suları
  • Từ ne (cái gì), phải thêm “y” vào trước khi thêm hậu tố chỉ sở hữu cách
  1. Benim neyim
  2. Senin neyin
  3. Onun neyi
  4. Bizim neyimiz
  5. Sizin neyiniz
  6. Onlarin neleri

Một số danh từ đặc biệt

resim (ảnh), şehir (thành phố), boyun (cái cổ), oğul (con trai), ağız (miệng), isim (tên), karın(bụng) , burun (mũi),…

Những danh từ này khi thêm hậu tố sở hữu cách sẽ thay đổi vị trí của nguyên âm cuối cùng cho phụ âm cuối cùng.

  • resim -> benim resmim, senin resmin, onun resmi,…
  • şehir -> benim şehrim,..
  • oğul -> benim oğlum,…
  • ağız -> benim ağzım,…
  • isim -> benim ismim,…
  • karın -> benim karnım,…
  • burun -> benim burnum,…

Từ kayıt (bản đăng ký, hồ sơ) thì chúng ta sẽ biến đổi phụ âm t ở cuối thành d trước khi thêm hậu tố chỉ sở hữu cách.

  • kayıt -> benim kaydım, senin kaydın,…

Mở rộng

  • Sau khi thêm sở hữu cách chúng ta có thể thêm các hậu tố như các bài trước đã tìm hiểu (e/a/den/dan/de/da…)

Senin okuluna geliyorum

Tôi đang đến trường của bạn
  • Riêng với trường hợp của “onun” và “onların” thì chúng ta phải thêm “n” trước khi thêm các hậu tố bên trên.

Onun ofisinden geldim

Tôi trở về từ văn phòng của anh ấy

Onun arabanda değilim

Tôi không ở trong xe của anh ấy

Onların bahçelerine gidiyorum

Tôi đang đi đến khu vườn của họ.

III. Bài tập

  1. Học từ vựng qua flashcard sau nhé
    Flashcard
  2. Điền thêm vào chỗ trống để tạo thành sở hữu cách (sửa lại từ đối với các trường hợp đặc biệt)
  • Ben… ev… büyük
  • Siz….ders…..yok mu?
  • O….. büro……geliyorum
  • Biz…..ucak……2 saat sonra kalkıyor
  • Bugün iyi görünmüyorsun. Ne….var?
  • Onlar….çocuk……bakıyorum
  • Siz…..adres…..ne?
  • Biz….okul……burası
  • Bu sen….resim…….mi?
  • Ben…..şehir…….çok güzel
  • Sen….boyun…….mu ağrıyor?
  • Siz……oğul……okula gidiyor mu?
  • Sen….ağız…..ne var?
  • Siz…..isim……Ahmet mi?
  • Ben…..karın……aç
  • Siz……kayıt…..tamam.

Published by Hoàng Lê Thanh Hà

A Turkey-addict.

3 thoughts on “BÀI III – PHẦN 1: SỞ HỮU CÁCH

  1. Merhaba abla!

    Lời đầu tiên, em muốn cảm ơn abla vì đã giảng giải bài học một cách rất dễ hiểu và chi tiết, không chừa một cm nào cho những điều unclear. Heheheh, thank you so much ❤

    Phần tiếp theo của comment này, em sẽ chia thành hai khoản chính như sau: 1 là những điều em thắc mắc và 2 là những điểm trong bài học làm em hơi khựng lại (em hiểu là có thể do typo mistake thôi chứ không phải gì nghiêm trọng LOL nên trong quá trình em học thì em sẽ cố gắng note liên tục để update cho chị check lại sau mỗi bài, góp phần hoàn thiện blog hơn).

    1. Những thắc mắc của em

    1.1 "Büyük anne" và "Büyük baba" là hai từ dùng để gọi chung phụ huynh của bố mẹ mình phải không ạ? Chỉ có "bà ngoại" và "bà nội" mới cần phân biệt, chứ "ông ngoại" và "ông nội" thì không đúng không ạ?

    1.2 Từ "ne" nghĩa là "cái gì", nhưng khi nói: "Benim neyim"… thì ý đang nói về điều gì ạ? Hay "neyi" ở đây đóng vai trò là "Whose" (cái gì đó của ai)?

    1.3 Từ "kayıt" theo như lý thuyết là biến đổi phụ âm t ở cuối thành d trước khi thêm hậu tố chỉ sở hữu cách, nhưng khi nói: "Benim kaydım"… thì em lại thấy chữ "ı" lại chạy đi đâu mất?!

    1.4 Từ "kayıt" thuộc sở hữu ở ngôi "onlar" thì sẽ biến đổi như thế nào chị? Vì em thấy từ "su" khi thuộc về sở hữu ở ngôi "onlar" thì không cần biến đổi thành "suyu", từ "ne" cũng tương tự nên ngôi này dường như có luật chơi riêng của mình, LOL.

    2. Những điểm chị có thể check lại giúp em ❤

    2.1 Ở đoạn văn có: "Annemin adım Aynur." và "Sık sık banka sehirlere gidiyor."
    Từ "adım" và "sehirlere" đang làm khó em LOL

    2.2 Cũng ở trong đoạn văn tiếng Thổ và thêm phần dịch tiếng Việt: "O iyi bir mühendis olmak istiyor." thì từ "mühendis" là kiến trúc sư hay kỹ sư ạ?

    2.2 Ở phần "III. Bài tập" có hai câu: "Onlar….çoçuk……bakıyorum" và "Ben…..sehir…….çok güzel" với từ "çoçuk" và "sehir" cũng khiến em confused.

    Bu kadar, abla! Çok teşekkür ederim ve kolay gelsin ❤

    Like

    1. Hi em, trước hết c rất cảm ơn những comment của em, vì như c nói đó, 1 mình c soạn bài nên chắc chắn có thiếu sót rất nhiều hihi, cả những lần gõ chữ sai gõ thiếu, hoặc những lần cop cho nhanh nên…quên sửa LOL. Giờ chị sẽ giải thích 1 số chỗ em thắc mắc nhé.
      1.1 Bên Thổ họ không có từ để phân biệt ông nội hay ông ngoai, mình chỉ có thể hỏi họ thì mới biết họ đang đề cập tới ông nào.
      1.2. Từ “neyim” có nghĩa là “cái gì của tôi” vậy đó em. Ví dụ “benim neyimden etkilendin?” – anh ấn tượng điều gì nhất của em?
      1.3. Từ “kayıt” là 1 trong số các từ đặc biệt, do vậy khi biến thành sở hữu cách, nó sẽ không phải “kayıt” mà là “kaytı” trước khi thêm đuôi chỉ sự sở hữu. Và do vậy nó sẽ là “kaydım” chứ không phải chị viết sai hay thiếu đâu nha 😉
      2.1. Từ “adım” này chị viết thừa chữ “m”, phải là “Adı”. Từ “Şehirlere” thì c viết nhầm chữ “Ş” thành “s”, lý do vì chị không dùng bàn phím tiếng Thổ, nên thường c sẽ viết toàn bộ bằng bàn phím bình thường trước cho nhanh, rồi sau đó cần sữa chỗ nào chị sẽ sửa lại theo đúng chữ cái tiếng Thổ. Do vậy đôi lúc c sẽ bị sửa sót.
      2.2. “mühendis” là “kỹ sư” nhé em, ko biết tại sao chị lại dịch thành kiến trúc sư, chắc lúc ý đang liêng biêng kkk
      2.3 Hai từ em nói cũng lại là lỗi do chị sau khi hiệu đính lại văn bản thui. Thực ra 10 năm nay chị toàn viết tiếng Thổ theo bảng chữ cái bình thường, do người Thổ vẫn hiểu được những gì mình viết (cũng giống như mình viết không dấu thui), nên đôi lúc sửa lại c sẽ miss 1 vài chỗ hehe. Bàn phím tiếng Thổ rất khó đánh vì c đã quá quen với bàn phìm bình thường rùi nên ko quen đc và chắc cũng ko có ý định quen luôn kkk.
      Teşekkür ederim canım 😉

      Liked by 1 person

    2. Còn về “onlar”, em cứ nghĩ nó có thể chia theo ngôi “o” được.
      Ví dụ, “onların kaydı” thì có nghĩa là “1 bản đăng ký của họ”, còn “onların kayıtları” thì lại là “những bản đăng ký của họ”.

      Liked by 1 person

Leave a comment