BÀI 16 – PHẦN 1 – KỂ TỪ KHI..

ĐỌC ĐOẠN VĂN SAU
Quần áo truyền thống của 1 vùng tại Anatolia (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay).


Her toplumun kendisine özgü, tarihi kadar eski giysileri var. Bu giysiler toplumların geleneklerini, kültürlerini yansıtıyor.
_
Anadolu halkının geleneksel giysileri, kültürlere özgü giyim tarzlarına iyi bir örnektir. Bunlar ayrı zevkler, iklim koşulları ve tarihi nedenlerle bölgeden bölgeye değişir. Hareketli yaşam tarzına uygun olmaları ise giysilerin ortak özelliklerinden en önemlisidir. Bu giysileri günümüzde Anadolu halkının tümünde görmemiz mümkün değildir, fakat yine de özellikle küçük yerleşim merkezlerinde insanlar onları hala kullanırlar.
_
Hemen hemen tüm kırsal bölgelerde hem kadınlar hem de erkekler, günlük yaşantılarında “şalvar” adındaki bol pantolonlar giyerler. Erkeklerin şalvarı pantolona benzer biçimde biraz daha dardır ve genellikle şalvarların beline kuşak ya da silahlık sararlar. Kadınların şalvarı ise daha bol ve daha renklidir.
_
Anadolu’da giyimin önemli bir parçası da başlıklar ya da örtülerdir. Erkekler başlarına genellikle “kasket” takarlar. Kasket güneşe karşı koruyucu olması nedeniyle oldukça kullanışlıdır. Kadınlar ise ince bir kumaştan, “yemeni” adında bir basörtüsü kullanırlar. Bu örtü renk renk, desen desendir ve kadınlar onun çevresini el işi bir örgü türüyle, yani “oya” ile süslerler. Günümüzde başörtüsü kullanmayan kadınlar da yemeniyi günlük hayatlarında aksesuar olarak kullanmaktadır.
_
Günümüzde geleneksel giysileri hem otantik halleriyle hem de modem giysilerle bir arada görmek mümkündür. Bu durum gösteriyor ki, modem yaşamımız nedeniyle dünyanın farklı ülkelerinde benzer giysileri kullanıyoruz fakat kültürel öğelerimizden de tamamen vazgeçmiyoruz.
_

Mỗi cộng đồng đều có trang phục truyền thống độc đáo riêng trong lịch sử của mình. Những bộ quần áo này phản ánh chân thực truyền thống và văn hóa của các cộng đồng đó.
_
Quần áo truyền thống của người Anatolia là một ví dụ điển hình về việc phong cách trang phục thể hiện nét đặc trưng của cả nền văn hóa. Chúng khác nhau giữa các vùng do sự khác nhau giữa sở thích cá nhân, điều kiện khí hậu và lịch sử của từng nơi. Đặc điểm chung quan trọng nhất của chúng là phù hợp với lối sống nhiều hoạt động của người dân. Ngày nay, khó có thể thấy những loại quần áo truyền thống này được mặc phổ biến tại vùng Anatolia, nhưng tới những khu dân cư nhỏ, chúng ta vẫn có thể bắt gặp một số người dân mặc chúng.   
_
Ở hầu hết các vùng nông thôn, cả phụ nữ và nam giới đều mặc loại quần rộng được gọi là “şalvar” trong cuộc sống hàng ngày của họ. Quần của nam giới ít rộng hơn một chút và họ thường quấn vải làm thắt lưng hoặc vũ khí quanh bụng quần. Şalvar của phụ nữ rộng thùng thình và nhiều màu sắc hơn.
_
Một phần quan trọng của quần áo truyền thống ở Anatolia là mũ và khăn choàng. Đàn ông thường đội mũ “kasket” (một loại mũ nồi) trên đầu. Mũ kasket được dùng với mục đích bảo vệ người đội khỏi ánh nắng mặt trời. Phụ nữ thì choàng khăn trùm đầu làm từ vải mỏng gọi là “yemeni”. Loại khăn này có màu, có hoa văn và được trang trí xung quanh bằng một loại ren thủ công họ tự đan lấy. Tới tận ngày nay, kể cả những người phụ nữ dù không trùm đầu cũng vẫn dùng yemeni để trang trí cho các vật dụng hàng ngày. 
_
Hiện tại, quần áo truyền thống vẫn được lưu hành song song với quần áo cách tân hiện đại. Điều này cho thấy rằng, cuộc sống hiện đại khiến cả thế giới mặc những bộ quần áo với kiểu dáng gần giống nhau, nhưng không ai trong chúng ta có thể hoàn toàn từ bỏ văn hóa riêng của mình.

Từ mới

  • Toplum (danh từ): xã hội, cộng đồng
  • Özgü(tính từ): riêng
  • Gelenek(danh từ): truyền thống
  • Kültür(danh từ): văn hóa
  • Yansıtmak(động từ): phản chiếu
  • Halk(danh từ): người dân
  • Tarz(danh từ): phong cách
  • Zevk(danh từ): sở thích
  • Iklim(danh từ): khí hậu
  • Koşul(danh từ): tình trạng
  • Tarih(danh từ): lịch sử
  • Ortak(tính từ): chung
  • Mümkün(danh từ): khả thi
  • Yerleşim(danh từ): khu dân cư
  • Kırsal(tính từ): nông thôn
  • Pantolon(danh từ): quần
  • Dar(tính từ): chật
  • Silahlık(danh từ): bao đựng súng
  • Bol(tính từ): rộng, nhiều
  • Örtü(danh từ): khăn trùm
  • Kumaş(danh từ): vải
  • El işi(danh từ): thủ công
  • Aksesuar(danh từ): phụ kiện
  • Otantik(tính từ): xác thực
  • Tamamen(trạng từ): hoàn toàn

Anadolu (Anatolia hay Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) là một vùng rộng lớn, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử với vô vàn các đế chế hào hùng. Đó là lý do vì sao nền văn hóa của họ có những nét pha trộn của nhiều nền văn minh khác nhau. Mỗi vùng lại có những nét đặc trưng khác nhau, từ trang phục tới cách sống. Nếu để liệt kê ra toàn bố số quần áo truyền thống của Anadolu thì thật sự khó mà kể hết, do vậy ở đây mình chỉ đưa ra một số ví dụ để các bạn hiểu rõ hơn 1 số từ vựng chỉ trang phục trong bài đọc nhé. Nếu có thời gian, mình sẽ sắp xếp 1 bài trong phần góc nhỏ để chia sẻ chút cảm nhận của mình về quần áo của Anadolu.

Quần şalvar của nam
Quần şalvar của nữ

Kasket

Kuşak là miếng vải cứng (có hoa văn thổ cẩm như trên ảnh) quấn quanh thắt lưng

Khăn trùm đầu làm từ vải yemeni và được trang trí bằng ren thêu tay oya xung quanh viền


Đọc hiểu văn bản

Đánh dấu đúng/sai cho từng câu dưới đây dựa vào bài đọc


Ngữ pháp

Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về văn phạm ngữ pháp dùng để chỉ khoảng thời gian chúng ta làm việc gì, hay dịch ra tiếng Việt là  “từ khi/từ lúc”.

Chúng ta lấy 1 ví dụ như sau cho dễ hiểu

Tôi đang học được tiếng Thổ được 4 tháng rồi / Từ bốn tháng nay tôi đang học tiếng Thổ.

Câu này dịch ra trong tiếng Thổ sẽ như thế nào? 

Có 2 cách để diễn tả ý “từ khi/từ lúc” trong tiếng Thổ:

  • Cách 1: Dan beri/Den beri 
  • Cách 2: Dİr/Dır/Dur/Dür 

Với Cách 1 chúng ta có công thức như sau

Danh từ chỉ thời gian + dan/den/tan/ten + beri 

Dört aydan beri Türkçe öğreniyorum.

Từ bốn tháng nay tôi đang học tiếng Thổ

Với Cách 2, công thức:

Danh từ chỉ thời gian + Dİr/Dır/Dur/Dür

Dört aydır Türkçe öğreniyorum.

Từ bốn tháng nay tôi đang học tiếng Thổ

Chú ý

Chú ý 1: Chúng ta thay d bằng t cho cả 2 cách khi danh từ có phụ âm cuối là 1 trong các phụ âm sau: f, s, t, k, ç, ş,h,p,

Bir saattir burada seni bekliyorum.

Tao chờ mày suốt 1 tiếng rồi đấy

Chú ý 2: Với những danh từ chỉ mốc thời gian cố định (ví dụ như: Haziran tháng sáu, akşam buổi tối, saat iki lúc hai giờ, 2008,…) chứ không phải 1 khoảng thời gian (ví dụ như Dört ay bốn tháng, bir saat một giờ đồng hồ,…) thì chúng ta bắt buộc phải sử dụng cách 1 (den beri/dan beri) chứ không được dùng cách 2.

Haziran’dan beri Türkçe öğreniyorum

Tôi học tiếng Thổ từ tháng sáu

Haziran’dır Türkçe öğreniyorum 

SAI

Saat birden beri burada seni bekliyorum

Tao chờ mày từ lúc 1 giờ tới giờ 

Chúng ta có thể phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa hai câu 

  • Saat birden beri burada seni bekliyorum (chờ từ lúc 1 giờ tới bây giờ, tức là không rõ chờ bao lâu, chỉ biết rõ mốc thời gian bắt đầu chờ)
  • Bir saattir burada seni bekliyorum (tổng thời gian chờ đợi là 1 giờ, không rõ mốc thời gian bắt đầu chờ) 

Chú ý 3: Không được dùng văn phạm ngữ pháp này cho các câu khẳng định trong thì quá khứ.

Ví dụ:

Không được nói :

  • Üç yıldan beri Türkçe öğrendim
  • Üç yıldır Türkçe öğrendim

Văn phạm ngữ pháp này được dùng để chỉ khoảng thời gian 1 hành động nào đó vẫn tiếp diễn cho tới hiện tại. Vì vậy, 1 hành động đã kết thúc trong quá khứ không thể áp dụng văn phạm này được.


Tuy nhiên, với câu phủ định trong quá khứ thì hoàn toàn có thể dùng được văn phạm này, ví dụ:

Üç yıldan beri Türkçe öğrenemedim/Üç yıldır Türkçe öğrenemedim

Ba năm rồi tôi vẫn không học nổi tiếng Thổ

Lý do vì hành động “không học nổi tiếng Thổ” vẫn diễn ra cho tới tận hiện tại nên hoàn toàn phù hợp với văn phạm này. 


Chú ý 4: Chúng ta có thể dùng cách 2 cho 1 số trạng từ chỉ mức độ như sau

Epey Khá

Epeydir kimin kime ne anlattığını bilmiyorum

Đã từ khá lâu rồi tôi không còn để ý ai đang bàn tán với ai về chuyện gì nữa
Bayağı Khá

Bayağıdır yokum

Tôi đã không có mặt khá lâu rồi
Çoktan rất

Çoktandır gitmek istediğim yollar var

Từ rất lâu rồi tôi đã có những con đường mình muốn đi

Bài tập

Dựa vào câu có sẵn, viết lại câu sử dụng văn phạm ngữ pháp đã học hôm nay.

Published by Hoàng Lê Thanh Hà

A Turkey-addict.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: