ĐỌC VĂN BẢN
Sanat Nedir?
Bu soruyu birkaç yıldır, fotoğraf kursumdaki çeşitli yaş gruplarından birçok öğrencime sordum, birlikte cevaplar aradık. “Cevap bulabildiniz mi?” diye sorarsanız, net olarak “Bir şey bulabildik.” diyemem ama bazı sonuçlar çıkardık elbette. Bunlara geçmeden önce Ana Brittanica’dan sizlere bir sanat tanımı aktarayım: “Sanat, bazı düşünceleri, amaçları, durumları ya da olayları, beceri ve düş gücü kullanarak ifade etmek ya da başkalarına iletmek.” Bu tanıma göre sanat, öncelikle bir düşünce aktarma yöntemidir. Sanatın ikinci önemli özeliği ise, her insanın kendi düş gücünü kullanarak diğer insanlardan farklı, yani özgün eserler üretmesi sonucu ortaya çıkmasıdır. Bu tanım hoşuma gidiyor çünkü “Sanat insanlara hoş gelmeli” demiyor. Oysa pek çok insana göre sanat mutlaka göze, kulağa hoş gelmelidir
Ana Briftanica’nın sanat tanımının devamına da bir göz atalım: “Sanat ürünlerinin doğal nesnelerden farkı, belirli bir nesne üretmeyi amaçlamasıdır.” Doğal nesneler, örneğin kristaller, arı peteği, örümcek ağı gibi oluşumlar güzeldir ancak onları sanat yapıtı olarak kabul edemeyiz; çünkü üretim değildir.
Konuyu biraz toparlayalım, sanat; sanatçının düş gücünü kullanarak düşüncelerini, özgün bir eser üreterek başkalarına aktarmasıdır
Benim bu yazıyı yazmamdaki amaç, aslında sanata herkes için ortak bir tanım getirme çabası değil. Ben asıl, “sanatçı” kavramının üzerinde durmak istiyorum. İnsanlar bu kavramı ne yazık ki, ucuzlatmış ve herkes için kullanmıştır ki sanatçı adının gerçek sahibini belirlemek için sanat kavramını da tanımlamak gerekir. Ben de bu paragrafa kadar bunu yaptım.
Bana göre de Ana Brittanica’nın tanımı yerindedir. Sanatta en önemli nokta şudur. Sanat üretmekten geçer. Bu durumda da bir kişi, yeni ve özgün eser üretmiyorsa ona sanatçı demememiz gerekir. Öyleyse, saz sanatçılarını, ses sanatçılarını, aktörleri sanatçı kategorisinden çıkarmamız lazım. Çünkü bunlar yeni ve özgün eserler üretmiyorlar! Onlar, başkalarının eserlerini bize iletmekten başka bir şey yapmıyorlar! Onlar sadece üretimleri bize iletmekle görevli insanlar. Ama onların da üreticilerle ortak bir yönü var, yani iki grup da sıradan insanlardan farklı bir şeye sahipler: Yetenek! Bu durum iki gruba da sanatçı dedirtiyor! Aslında bu insanların yeni ve özgün üretimleri yok. Sizce yine de bu insanlara sanatçı diyebilir miyiz? “Evet” mi diyorsunuz? O zaman şu örneği de bir düşünün;
Ana Brittanica’daki sanat tanımına göre, ben bir fotoğraf sanatçısıyım. Bir fotoğrafı çekim aşamasından sergi aşamasına kadar kendim üretirim. Yani, yeni ve özgün düşüncelerimi ifade etmek ya da başkalarına aktarmak amacıyla eser üretirim ve bu eserleri insanlara iletmek için başkalarına ihtiyacım yoktur. Ancak son zamanlarda slayt çekmeye başladım ve doğal olarak da slaytlarımı herkese ulaştırmak için onları bir fotoğraf laboratuvarında yıkatmam gerekiyor. Şimdi size soruyorum, Beethoven’in 7. Senfonisi’ni dinlemek için gerekli olan, müzisyenlere sanatçı diyorsunuz, benim slaytlarımı size aktarmamda gerekli olan fotoprinter görevlisine neden demiyorsunuz?
Nghệ thuật là gì?
Trong vài năm, tôi đã đặt câu hỏi này cho nhiều sinh viên ở các lứa tuổi khác nhau trong khóa học nhiếp ảnh của mình, và chúng tôi cùng nhau đi tìm câu trả lời. Nếu được hỏi “vậy các bạn đã tìm thấy câu trả lời chưa?”, tôi không thể khẳng định một cách rõ ràng rằng “Chúng tôi đã có câu trả lời!”. Nhưng có thể nói, chúng tôi đã tìm được gì đó. Trước khi đi đến với những thứ chúng tôi tìm được, hãy để tôi nói cho bạn nghe định nghĩa về nghệ thuật của Ana Brittanica: “Nghệ thuật là sự thể hiện hoặc truyền đạt cho người khác một số suy nghĩ, mục tiêu, tình huống hoặc sự kiện bằng cách sử dụng kỹ năng và trí tưởng tượng.” Theo định nghĩa này, nghệ thuật trước hết là một phương pháp chuyển tải ý nghĩ. Đặc điểm quan trọng thứ hai của nghệ thuật là những tác phẩm khác nhau được tạo ra bởi những con người khác nhau, hay nói cách khác, nghệ thuật chính là những tác phẩm độc đáo được tạo ra bằng cách sử dụng trí tưởng tượng của riêng mỗi người. Tôi thích định nghĩa này vì nó không nói “Nghệ thuật phải làm hài lòng mọi người”. Tuy nhiên, theo nhiều người, nghệ thuật nhất định phải được lòng người nghe.
Chúng ta hãy cùng xem tiếp định nghĩa của Ana Briftanica về nghệ thuật: “Điểm khác biệt của các sản phẩm nghệ thuật so với các sản phẩm của tự nhiên là chúng hướng đến việc sản xuất một đối tượng cụ thể.” Những đồ vật tự nhiên như pha lê, tổ ong, mạng nhện,… rất đẹp nhưng chúng ta không thể nói chúng là tác phẩm nghệ thuật, bởi vì những thứ đó không phải sản phẩm của sự sản xuất.
Tóm gọn lại là, nghệ thuật chính là sự chuyển giao suy nghĩ của người nghệ sĩ cho người khác bằng cách dùng trí tưởng tượng để sản xuất ra một tác phẩm của riêng mình.
Mục đích của tôi khi viết bài này thực ra không phải là nỗ lực mang lại một định nghĩa chung về nghệ thuật cho tất cả mọi người. Tôi thực sự muốn tập trung vào khái niệm “nghệ sĩ”. Thật đáng buồn, người ta đã làm cho khái niệm này trở nên thật rẻ tiền khi sử dụng nó cho tất cả mọi đối tượng. Để xác định ai mới là nghệ sĩ, chúng ta rất cần xác định khái niệm nghệ thuật. Đó là lý do tôi giải thích định nghĩa này từ đầu bài tới giờ.
Theo tôi, định nghĩa của Ana Brittanica về nghệ thuật là đúng. Điểm quan trọng nhất trong nghệ thuật là điều này: nghệ thuật nhất định phải được tạo ra từ sản xuất. Trong trường hợp này, nếu một người không tự sản xuất ra tác phẩm mới và “độc” của riêng mình, chúng ta không nên gọi anh ta là nghệ sĩ. Vì vậy, chúng ta cần loại trừ những người chơi nhạc cụ, ca sĩ và diễn viên khỏi danh mục nghệ sĩ. Bởi vì họ không sản xuất các tác phẩm mới và “độc” của riêng mình! Họ không làm gì khác ngoài việc truyền lại tác phẩm của người khác cho khán thính giả! Họ chỉ là những người được giao nhiệm vụ chuyển tải các sản phẩm ấy lại cho chúng ta. Nhưng họ cũng có điểm chung với những người “sản xuất” nghệ thuật, nên có thể nói, hai nhóm người này có điểm khác biệt chung so với người thường: đó là “tài năng”! Có lẽ vì lý do này mà cả hai nhóm đều được gọi là “nghệ sĩ”. Nhưng trong thực tế, những người này không có sản phẩm mới và thuộc về riêng mình. Vậy bạn có nghĩ rằng chúng ta vẫn nên gọi những người này là nghệ sĩ không? “Có” ư? Vậy hãy xem xét ví dụ sau đây nhé:
Theo định nghĩa nghệ thuật của Ana Brittanica, tôi là một nghệ sĩ, một nhiếp ảnh gia. Tôi tự sản xuất một bức ảnh từ giai đoạn chụp đến giai đoạn trưng bày triển lãm. Tôi sản xuất các tác phẩm để thể hiện những ý tưởng mới và độc của mình, tôi tự truyền tải chúng cho người khác, và tôi không cần ai giúp đỡ mình truyền đạt những tác phẩm này cho mọi người. Nhưng gần đây tôi bắt đầu chụp máy phim và đương nhiên tôi phải cho rửa các cuộn phim của mình trong phòng tối để có thể chuyển tải ảnh tới người xem. Bây giờ tôi hỏi bạn, bạn gọi những người chơi “Bản giao hưởng số 7” của Beethoven là nghệ sĩ, vậy tại sao bạn lại không gọi người thợ rửa những thước phim của tôi là nghệ sĩ nhỉ?
Từ mới
- Sanat (danh từ): nghệ thuật
- Sanatcı(danh từ): nghệ sĩ
- Çeşitli(danh từ): đa dạng
- Aktarmak(động từ): chuyển tải
- Beceri(danh từ): kỹ năng
- Düş gücü(danh từ): trí tưởng tượng
- ifade etmek(động từ): bảy tỏ
- iletmek(động từ): chuyển giao
- özgün(tính từ): nguyên bản
- eser(danh từ): tác phẩm
- üretmek(động từ): sản xuất
- mutlaka(trạng từ): chắc chắn, đương nhiên
- nesne(danh từ): đối tượng
- amaçlamak(động từ): nhằm mục đích
- kristal(danh từ): pha lê
- arı peteği(danh từ): tổ ong
- örümcek ağı(danh từ): mạng nhện
- oluşum(danh từ): sự hình thành
- çaba(danh từ): sự cố gắng
- Ucuzlamak(động từ): rẻ đi
- ucuzlatmak(động từ): làm cho rẻ đi
- belirlemek(động từ): xác định
- tanımlamak(động từ): đinh nghĩa
- paragraf(danh từ): đoạn văn
- saz(danh từ): nhạc cụ
- Ses(danh từ): tiếng
- Aktör(danh từ): diễn viên
- Kategori(danh từ): thể loại
- Yetenek(danh từ): tài năng
- Sergi(danh từ): triển lãm
- Aşama(danh từ): giai đoạn
- Yıkamak(động từ): rửa
- Yıkatmak (động từ): cho rửa (bảo người khác rửa)
Đọc hiểu văn bản
Đánh dấu vào ô thích hợp dựa vào nội dung bài đọc

Ngữ pháp
Bài hôm nay là một bài dài, với 2 phần nặng: cách thành lập động từ khởi phát và cách dùng động từ khởi phát. Cố gắng nhé!
Động từ khởi phát là gì?
Lấy ví dụ như sau trong tiếng Việt
Cô giáo giận
Tôi làm cô giáo giận.
Ở câu thứ 2, chúng ta có động từ khởi phát: “làm”
Trong tiếng Anh cũng có văn phạm ngữ pháp tương tự (I make my teacher angry – động từ khởi phát ở đây là “make”).
Do vậy, có thể hiểu, động từ khởi phát là động từ dùng để diễn tả việc: làm cho cái gì đó xảy ra/khiến cho ai đó làm gì.
Với các ngôn ngữ quen thuộc với chúng ta như tiếng Việt, tiếng Anh, phần ngữ pháp này khá dễ vì chỉ cần thêm động từ khởi phát vào là có thể đặt được câu (trong tiếng Việt thì thêm từ “làm”, “bắt”, “giúp”,…, trong tiếng Anh thì thêm “let”, “make”, “get”, “help”,… vào trước tân ngữ và động từ chính).
Còn trong tiếng Thổ, chúng ta sẽ thêm hậu tố vào động từ chính.
Ví dụ:
Öğretmen kızdı
Cô giáo giận
Öğretmeni kızdırdım
Tôi làm cô giáo giận
Trong ví dụ trên, động từ dạng khởi phát chính là kızdırmak làm cho giận.
Cách thành lập động từ khởi phát
Khác với các văn phạm ngữ pháp khác, hậu tố thêm vào để tạo thành động từ dạng khởi phát là 1 trong các hậu tố sau đây:
- -dir/dır/dur/dür
- – ir/ır/ur/ür
- – er/ar
- – t/it/ıt/ut/üt
Môt điều khủng khiếp hơn là…chúng ta gần như không có quy luật để nhớ từ nào sẽ thêm hậu tố nào 😦 . Đành phải thực hành thật nhiều, khi quen rồi chúng ta sẽ nhớ được các động từ và thể khởi phát của nó huhu.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng tiếng Thổ, mình rút ra được một số lưu ý sau
- Phổ biến nhất là đuôi -DIR (thêm dir/dır/dur/dür tùy theo nguyên âm cuối cùng của động từ).
Có thể nói phần lớn các từ đều thêm đuôi này để tạo thành thể khởi phát.
Một số ví dụ:
Thể bình thường | Thể khởi phát |
Kullanmak sử dụng | Kullandırmak làm (ai đó) sử dụng |
Kızmak giận dữ | Kızdırmak làm (ai đó) giận dữ |
Gülmek cười | Güldürmek làm (ai đó) cười |
Yazmak viết | Yazdırmak làm (ai đó) viết |
Yapmak làm | Yaptırmak bắt (ai đó) làm |
Ölmek chết | Öldürmek giết |
Yemek ăn | Yedirmek bắt (ai đó) ăn, đút cho ăn |
Bilmek biết | Bildirmek thông báo |
Çalışmak làm | Çalıştırmak bắt (ai đó) làm |
Kesmek cắt | Kestirmek làm (ai đó) cắt |
2. Đuôi IR (ir/ır/ur/ür)
Số từ thêm đuôi này để tạo thành thể khởi phát ít hơn rất nhiều so với đuôi DIR. Tính ra chỉ khoảng 20 động từ thêm đuôi này mà thôi.
Một số ví dụ:
Thể bình thường | Thể khởi phát |
Düşmek ngã | Düşürmek làm (ai đó) ngã |
İçmek uống | İçirmek làm (ai đó) uống |
Doğmak ra đời | Doğurmak sinh nở |
Kaçmak chạy | Kaçırmak bắt cóc, làm (ai đó) chạy |
Pişmek chín | Pişirmek nấu |
Geçmek đi qua | Geçirmek trải qua |
Artmak tăng lên | Artırmak làm cho tăng lên |
Batmak chìm | Batırmak làm cho chìm |
Bitmek hết | Bitirmek làm cho chìm |
Duymak nghe thấy | Duyurmak thông báo |
Doymak no | Doyurmak cho ăn |
şişmek sưng lên, phồng lên | şişirmek làm cho phồng lên |
taşmak tràn ra | taşırmak làm cho tràn ra |
yatmak nằm | yatırmak làm cho nằm |
3. Đuôi ER (er/ar)
Số từ thêm đuôi này cũng rất ít mà thôi. Mình lấy ví dụ ba từ như sau:
Thể bình thường | Thể khởi phát |
Çıkmak ra ngoài | Çıkarmak làm cho ra ngoài |
Gitmek đi | Gidermek xóa, bỏ đi |
Kopmak gẫy, vỡ, thoát ra,… | Koparmak làm cho gẫy, nhổ bỏ,… |
4. Đuôi -T (-t/it/ıt/ut/üt)
Các từ có nhiều hơn 1 âm tiết và kết thúc bằng R, L hoặc bằng nguyên âm sẽ thêm đuôi này để tạo thành động từ dạng khởi phát.
Một số ví dụ
Thể bình thường | Thể khởi phát |
Anlamak hiểu | Anlatmak giải thích |
Okumak đọc | Okutmak bắt (ai đó) đọc |
Hatırlamak nhớ | Hatırlatmak nhắc lại |
Büyümek lớn | Büyütmek nuôi lớn |
Korkmak sợ | Korkutmak làm (ai đó) sợ |
Oturmak ngồi | Oturtmak làm (ai đó) ngồi |
Yükselmek tăng lên | Yükseltmek làm (cái gì) tăng lên |
Công việc của chúng ta khá nặng nề đúng không? Nhưng bạn cứ thực hành thật nhiều thì những từ này sẽ tự động khắc ghi vào đầu lúc nào không hay đấy!
Cách dùng động từ khởi phát
Chúng ta dùng động từ khởi phát cho những trường hợp sau:
- Yêu cầu ai làm gì đó
Ali Ahmet’e arabayı yıkattı
Ali yêu cầu Ahmet rửa xe
- Ra lệnh ai làm gì đó
Komutan askerlere silahlarını temizletti
Chỉ huy ra lệnh quân lính phải lau sạch súng
- Ép buộc
Polis sorguda suçluyu konuşturdu
Cảnh sát đã ép tên tội phạm phải khai trong lúc thẩm vấn
- Nguyên nhân khiến ai đó làm gì
Öğretmeni kızdırdım
Tôi làm cô giáo giận (tôi là nguyên nhân khiến cô giáo giận)
- Thể hiện sự hỗ trợ ai làm gì đó
Bana bu sınavı Ali kazandırdı
Ali đã khiến tôi đỗ kỳ thi này (tôi đã đỗ nhưng tất cả là do Ali hỗ trợ mà thành)
- Cho phép ai đó làm gì
Müdür bey toplantıda beni konuşturmadı
Ngài giám đốc không cho tôi nói trong cuộc họp
- Giúp ai đó làm gì
Hastaya yemeğini hemşire yedirdi
Y tá đút cho các bệnh nhân ăn
Bài sau chúng ta sẽ học về cách thành lập câu mà sử dụng động từ khởi phát nhé!