Đọc văn bản
Nesli tükenmekte olan hayvanlar, sayılan günden güne azalan ve doğal ortamlarında onlan tehdit eden unsurlar nedeniyle yakın gelecekte yok olacak hayvan türleri demektir. Bu hayvanlar, Dünya Doğayı Koruma Birliği’nin İUCNİ iki yılda bir yayımlanan kırmızı listesinde yer alırlar. Kırmızı listeye alınan türler, dünya üzerinde elliden az sayıda yetişkin bireyi kalan türlerdir. Sayıları 1000’den az olan türler ise nesli tükenmekte olan gruba girmese de hassas türler olarak kabul edilir.
Bir türün neslinin tükenmesi doğal yaşamın bir parçasıdır aslında. Hatta şu anda dünyada bulunan canlıların sayısının, dünyada bugüne kadar yaşamış olan tüm canlıların 45’i kadar olduğu tahmin edilmektedir. Yani dünya döndükçe bazı türlerin yok olması olağandır. Fakat olağandan hızlı yaşanan tükenme ve tükenmenin genellikle insan kaynaklı olması bize tehlikeyi işaret eder,
Dünya Doğayı Koruma Birliği’nin 2006 raporuna göre, insan kaynaklı ihmaller sonucu 784 tür dünya üzerinde tamamen tükendi ve 16.119 tür de hızla tükenmekte, Sadece 2006’da listeye 530 türün eklenmiş olması, canlı türlerinin ne büyük bir tehdit altında olduğunu açıkça göstermektedir.
Doğada bulunan canlıların yaşamlarını sürdürebilmeleri için insana ihtiyacı yoktur ama insanın yaşamını sürdürebilmesi için bu canlılara ihtiyacı var. Eğer habitat tahribatı, plansız nüfus artışı ve yapılaşma, ormanların yakılması, aşırı avlanma bugünkü hızıyla devam ederse birçok tür tükenme tehlikesiyle karşı karşıya kalacaktır. Bir türün, dünya üzerinden yok olmasının sonuçları kısa vadede ortaya çıkmamaktadır. Bu nedenle insanoğlu kendisini bekleyen tehlikeleri fark edememekte ve konuya yeterince önem vermemektedir.
İnsanlar, hayvanların yaşam alanlarını kendi çıkarları için yok etmektedirler ama bunu yaparken asıl kendi yaşamlarını tehdit altına sokmaktadırlar. İnsanlar bu gerçeği fark etmezse ve bilinçli bir koruma programı yapılmazsa, doğal hayat bir gün bitecek. Hatta yakın gelecekte doğa diye bir şey kalmayacak!
Động vật có nguy cơ tuyệt chủng là các loài động vật đang giảm dần từng ngày và có nguy cơ biến mất trong tương lai gần do các yếu tố đe dọa chúng trong môi trường tự nhiên. Những loài động vật này được liệt kê trong danh sách đỏ IUCNI mỗi 6 tháng của Liên minh Bảo tồn Thế giới. Các loài động vật nằm trong danh sách này là những loài có ít hơn năm mươi cá thể trưởng thành trên thế giới. Các loài có số lượng dưới 1000 con được coi là dễ bị tổn thương, mặc dù chúng không thuộc nhóm có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Sự tuyệt chủng của một loài thực ra là một phần của tự nhiên. Trên thực tế, người ta đã ước tính rằng số lượng sinh vật trên thế giới hiện nay chỉ chiếm khoảng 45% số lượng sinh vật đã từng sống trên thế giới. Vì vậy, việc một số loài biến mất khi thế giới xoay chuyển là điều dễ thấy. Tuy nhiên, thực tế là tình trạng suy kiệt và tuyệt chủng của động vật diễn ra nhanh hơn bình thường vì nguyên do đến từ con người đã báo hiệu cho chúng ta thấy những sự nguy hiểm.
Theo báo cáo năm 2006 của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới, 784 loài đã bị tuyệt chủng hoàn toàn, bị gây ra bởi sự sơ suất của con người, và 16.119 loài đang trên bờ vực bị tuyệt chủng một cách nhanh chóng.
Các loài động vật sinh trong tự nhiên không cần con người để sống, nhưng con người cần những những sinh vật này để tồn tại. Nếu tình trạng phá hủy môi trường sống, tăng trưởng dân số, xây dựng không có kế hoạch, đốt rừng và đánh bắt quá mức tiếp tục với tốc độ hiện nay, nhiều loài sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Hậu quả của sự tuyệt chủng của một loài động vật trên thế giới không thể nhìn thấy ngay trước mắt. Do đó, con người không nhận ra những nguy hiểm nào đang chờ đợi mình để thật sự quan tâm đến vấn đề này.
Con người phá hủy môi trường sống của các loài động vật vì lợi ích của chính mình, nhưng khi làm như vậy, chúng ta đang tự đặt mạng sống của mình vào tình thế bị đe dọa. Nếu mọi người không nhận ra điều này, đồng thời không thực hiện một chương trình bảo tồn nghiêm túc, cuộc sống tự nhiên sẽ kết thúc vào một ngày nào đó. Để đến khi, trong tương lai gần, sẽ không còn cái gì gọi là tự nhiên nữa.
Từ vựng
- Nesil (danh từ) : thế hệ
- Tükenmek(động từ): cạn kiệt
- Unsur(danh từ): yếu tố
- Tür(danh từ): loài, loại
- Yetişkin(tính từ từ): trưởng thành
- Birey(danh từ): cá thể
- Hassas(tính từ): nhạy cảm
- Olağan(tính từ): bình thường
- işaret etmek(động từ): chỉ ra, cho thấy
- ihmal:(danh từ) sự thiếu trách nhiệm, sự sơ suất
- habitat (danh từ): môi trường sống
- tahribat (danh từ): sự phá hủy
- nüfus (danh từ): dân số
- yapılaşma (danh từ): cấu trúc
- avlamak (động từ): săn bắn
- Orman (danh từ): rừng
- İnsanoğlu (danh từ): nhân loại
- fark etmek (động từ): nhận ra
- önem vermek (động từ): quan tâm, coi trọng
- bilinç (danh từ): ý thức
- bilinçli (tính từ): có ý thức
Đọc hiểu văn bản
Đánh dấu vào ô thích hợp, sau đó đánh số thứ tự vào nội dung phù hợp với từng đoạn

Ngữ pháp
Văn phạm hôm nay chúng ta sẽ học cách biến động từ/tính từ thành phân từ mà có tác dụng bổ trợ cho chủ thể.
Đơn giản hơn, ví dụ trong tiếng Việt chúng ta có câu sau:
Mày có quen ng phụ nữ ngồi cạnh nó không?
Ở đây, chủ ngữ là “mày” . Tân ngữ là “người phụ nữ ngồi cạnh nó”.
Cụm từ “ngồi cạnh nó” chính là dạng phân từ bổ trợ cho chủ thể “người phụ nữ“. Chúng ta cần dùng phân từ để mô tả đúng người phụ nữ mà người nói muốn ám chỉ. Người phụ nữ nào? Là người phụ nữ ngồi cạnh nó!
Và đó chính là nội dung bài hôm nay muốn đề cập.
Nếu bạn vẫn chưa hiểu, mình đưa thêm một ví dụ khác của tiếng Việt nhé:
Người doanh nhân mà bị bọn khủng bố bắt giữ đã được giải cứu thành công
Phân từ ở đây chính là “bị bọn khủng bố bắt giữ”, bổ trợ cho chủ thể “người doanh nhân” (Thế giới có rất nhiều doanh nhân, người nói đang ám chỉ người doanh nhân nào? Chính là người doanh nhân mà bị bọn khủng bố bắt giữ)
Dịch hai câu ví dụ trên sang tiếng Thổ thử nhé!
- Onun yanında oturan kadını tanıyor musun?
- Teröristlerce kaçırılan iş adamı kurtarıldı.
Cách thêm:
Từ hai ví dụ trên, chúng ta có thể lờ mờ đoán được cách thêm để tạo thành dạng phân từ này đúng không?
- Với thì hiện tại và quá khứ:
Gốc động từ (bỏ mak/mek) + en/an
VD:
İnanmak -> inanan
Bilmek -> Bilen
Với gốc động từ có kết thúc bằng nguyên âm, chúng ta thêm “y” trước khi thêm en/an
Okumak -> Okuyan
İzlemek-> izleyen
- Với thì hiện tại trang trọng:
Động từ chia theo thì hiện tại trang trọng ngôi “o” + olan
Yapmak -> Yapmakta olan
- Với thì nghe đồn
Động từ chia theo thì nghe đồn ngôi “o” + olan
Yapmak -> Yapmış olan
- Với thì tương lai
Động từ chia theo thì tương lai ngôi “o” + olan
Gelmek -> Gelecek olan
Lưu ý về cách dùng:
- Chú ý 1: Dùng để biến 1 động từ/tính từ thành phân từ bổ trợ cho chủ thể nào đó. Tuy nhiên, cần lưu ý chủ thể này phải đóng vai trò là chủ ngữ khi đứng riêng với động từ vừa biến đổi.
“Chủ thể đóng vai trò là chủ ngữ khi đứng riêng với động từ vừa biến đổi” có nghĩa là gì? Bạn có thể hiểu, chủ thể này chính là người thực hiện hành động đó.
Ví dụ:
Ben sınıfa giren öğretmeni tanıyorum
Tôi quen người giáo viên vừa đi vào lớp đấy
Ở đây phân từ “giren” được tạo ra từ động từ girmek, bổ trợ cho chủ thể öğretmen.
Ví dụ trên dùng phân từ để làm rõ: Giáo viên nào? Chính là giáo viên mà vừa đi vào lớp ấy chứ không phải giáo viên khác! Vậy, chủ thể thực hiện hành động girmek ở đây là öğretmen.
TÖMER’de Türkçe öğrenen öğrenciler, dünyanın farklı ülkelerinden geliyor
Các học sinh học tiếng Thổ tại TOMER tới từ khắp mọi quốc gia trên thế giới
Ví dụ trên dùng phân từ để làm rõ: Người nói đang đề cập tới học sinh nào? Chính là học sinh học tại TOMER chứ không phải học sinh nơi khác.
Vậy, ai là người thực hiện hành động öğrenmek học? Chính là öğrenci học sinh.
Các bạn đã hiểu ý của chú ý trên chưa nhỉ?
Nếu bạn vẫn hơi hoang mang, mình lấy thêm 1 ví dụ khác như sau nhé:
Bộ phim xem tối hôm qua hay thật!
Chuyển câu này sang tiếng Thổ như nào?
Dün izleyen film çok güzeldi < SAI
Tại sao như trên lại sai?
Phân tích trong tiếng Việt nhé. Phân từ trong câu gốc của chúng ta là “bộ phim xem tối hôm qua”, đây thực chất là cách viết rút gọn mà người Việt có thể hiểu được. Chính xác ra chúng ta phải viết là “bộ phim mà được xem tối hôm qua” mới đúng. Vì sao? Vì “bộ phim” thì không thể nào thực hiện hành động “xem” được, nó chỉ có thể “được xem” thôi, đúng không?
Do vậy, câu trên chúng ta phải đổi động từ izlemek thành động từ bị động izlenmek thì mới sử dụng văn phạm ngữ pháp ở bài này được.
Dün izlenen film çok güzeldi
Thực ra câu này đúng về mặt quy tắc ngữ pháp nhưng rất tối nghĩa. Mình chỉ lấy nó làm ví dụ để các bạn hiểu rõ văn phạm ngữ pháp này được dùng cho các chủ thể nào thôi. 😉 Câu đúng phải là Dün izlediğim film çok güzeldi. Nhưng làm sao để tạo được câu này? Hẹn các bạn ở bài sau nhé!
- Chú ý 2: Với tính từ, để tạo thành phân từ thì chúng ta thêm “olan” vào sau tính từ đó. Olan chính là phân từ được biến từ động từ olmak.
Uzun boylu olan çocuk nerede?
Thằng bé cao cao đâu rồi ý nhỉ?
Uzun boylu là tính từ, do vậy phải thêm olan vào để tạo thành phân từ bổ trợ cho chủ thể “çocuk”.
- Chú ý 3: Với phân từ được tạo thành từ động từ/tính từ chia ở thì tương lai hoặc thì nghe đồn, chúng ta có thể thêm olan hoặc không. Vậy khi nào thì thêm olan, khi nào thì không thêm?
Ví dụ 2 câu sau
Yarın beni ziyaret edecek arakadaşımın adı Emre
Người bạn tới thăm con ngày mai tên là Emre
Yarın beni ziyaret edecek olan arakadaşımın adı Emre
Người bạn tới thăm con ngày mai tên là Emre
Chúng ta không thêm olan khi muốn nhấn mạnh về thì của động từ. Vậy ở câu ví dụ đầu tiên, chúng ta nhấn mạnh về thời gian “ngày mai”.
Chúng ta thêm olan khi muốn nhấn mạnh về chủ thể nó bổ trợ. Vậy, ở câu ví dụ thứ hai, chúng ta nhấn mạnh về chủ thể “người bạn của con”
Một ví dụ khác
Eskimiş eşyaları yakında değiştireceğiz.
Chúng tôi sẽ sớm thay những đồ đạc lỗi thời
Ở đây, chúng ta nhấn mạnh về sự “cũ” của đồ đạc
Eskimiş olan eşyalarımızı yakında değiştireceğiz
Chúng tôi sẽ sớm thay những đồ đạc lỗi thời của mình
Trong ví dụ này, chúng ta nhấn mạnh về chủ thể “đồ đạc của chúng tôi”.
Thực ra, trong khi dùng tiếng Thổ, mình rất ít khi để ý sự khác nhau nhỏ giữa hai cách dùng này. Khi còn đi học, cô giáo chỉ điểm sơ qua về nó và nói rằng thực chất người Thổ cũng không để ý về sự khác nhau này đâu. Do vậy, thay vì cứ phải suy tính xem nói vậy đúng chưa, chỗ này nên thêm olan hay không,…mình khuyên các bạn hãy đơn giản hóa, sử dụng theo chính bản năng của bạn, thêm olan cũng được mà không thêm cũng không sao, câu không có gì sai hết.
- Chú ý 4: Trong nhiều tình huống, người Thổ sử dụng phân từ này như một chủ thể, với điều kiện người nghe và người nói đều biết về chủ thể đó.
Ben sınıfa gireni tanıyorum
Tôi quen cái người vừa vào lớp đấy
Trong câu này, phân từ giren đã được biến thành tân ngữ mà không cần thêm chủ thể nào.
(So với câu ví dụ ở đầu “Ben sınıfa giren öğretmeni tanıyorum” có chủ thể öğretmen, thì ở câu ví dụ bên trên, người nói đã lược bỏ öğretmen, thay vào đó họ biến giren thành tân ngữ).
Chúng ta có thể hiểu rằng, khi người nghe và người nói đều hiểu người nói đang đề cập tới ai/cái gì, để câu ngắn gọn và hay hơn, chúng ta hoàn toàn có thể CHỈ sử dụng phân từ thay vì thêm cả danh từ chỉ chủ thể vào sau nó.
Một ví dụ khác
Uzun boylu olan nerede?
Cái đứa cao cao đâu ý nhỉ?
(Thay cho uzun boylu olan çocuk nerede)
- Chú ý 5: Với hầu hết các phân từ, chúng ta có thể sử dụng như chú ý 4, nhưng lưu ý rằng với phân từ được biến từ động từ chia thì tương lai, chúng ta bắt buộc phải thêm olan vào sau nó nếu muốn biến nó thành chủ thể.
Yarın beni ziyaret edecek olanın adı Emre
KHÔNG NÓI:
Yarın beni ziyaret edeceğin adı Emre
BÀI TẬP
Điền hậu tố thích hợp vào chỗ trống
