Đọc văn bản
Bir zamanlar köylerimizden, kasabalarımızdan kalkıp şehirlere geldik. Çocukluğumuza ait anılarımızda ağaçlar, tarlalar, leylekler, dereler ve renklerin gerçek halleri var. Geçmişin o çocuklarından biri olarak o günlerin hayali ile huzur buluyorum uyumadan önce.
Ben eskiden kuş sesleri ile uyanır, pencereden bahçemizdeki ağaçlar görürdüm. Gece kavak ağacımızın yapraklarının sesi ile uykuya dalardım. Ama şimdi şehirde ne yağmurun sesi var ne de penceremde ağaçların görüntüsü. Tabiatın gurbetteki evladı gibi hissediyorum kendimi bazı zamanlar.
Buğday tarlasında yere uzanıp başakların arasında kaybolarak saatlerce gökyüzünü seyrederdik.
Kâh beyaz bulutlar, kâh gri bulutlar geçip giderdi ben onların altında iken. Babamla birlikte güneşin batışını seyrederdik. Ama şehrimde güneş, apartmanların ardında kayboluyor. Güneşin aydınlattığı yeni bir günde bitkilerin topraktan çıkışını görürdüm çocukken. Otlar, karıncalar, ağaçlarımız, yetiştirdiğimiz çiçekler ailemizden biriydi. Onlara bir zarar geldiğinde üzülürdük.
Kitaplarda okumuş olduğum eski kaşiflere özenip keşiflere çıkardım arkadaşlarımla. Küçük patikalar takip ederek yakındaki dağlara ulaşırdık. Çobanlar olurdu orada; Tabiatta ne kadar yufka yürekliydik, suya düşen böcekleri büyük bir kahramanlık duygusu ile kurtarırdık. “Canın büyüğü küçüğü olmaz.” demişti öğretmenim. Okuldaki öğretmenini, ağaç yetiştirirken gören bir çocuk için tabiat, duyguları da öğretebilen bir öğretmendi.
Kulaklarımda, gözlerimde, dilimde ve ellerimde olan hayat, çocukluğumdaki kadar dupduru değil şimdilerde. Tabiat denen o kusursuz, çok ince sanatlı, çok renkli ve akıllara durgunluk, yüreklere huzur veren güzellikteki tabloyu çocukken, dışından seyretmedim, bizzat içinde olduğumu bilirdim.
Tabiatla kol kola olmak yaşama saygıyı getirir. Hayat orada her anı ile gözlerinizin önünde cereyan eder ve insan yüzlerce mucizeye tanık olur. Tabiatta dost bir insan, bir çiçeği dahi koparamaz. İnsan dostuna zarar verir mi?
Từ rất lâu rồi, chúng tôi rời làng mạc đến ở thành phố lớn. Trong ký ức tuổi thơ chúng tôi, có cây xanh, có những cánh đồng, những chú cò, những con suối và những mảng màu sắc sống động. Là một trong những đứa trẻ của quá khứ ấy, trước khi đi ngủ, tôi luôn tìm thấy sự yên bình trong những giấc mơ về ngày ấy.
Ngày ấy, tôi thường thức dậy với những tiếng chim líu lo rồi thơ thẩn phóng mắt ra cửa sổ để ngắm nhìn khu vườn với bao rậm rạp cây cối. Tối tối, tiếng lá cây dương xào xạc đưa tôi chìm dần vào giấc ngủ. Nhưng bây giờ, ở đây, trong thành phố này, không có tiếng mưa, cũng chẳng có những vườn cây xanh mát ngoài ô cửa sổ năm nào. Đôi khi tôi có cảm giác mình như một đứa con xa nhà của thiên nhiên vậy.
Ngày đó, chúng tôi từng nằm sõng soài trên những cánh đồng lúa mì, tự giấu mình vào những thân lúa nhọn và ngắm nhìn bầu trời xanh thăm thẳm.
Đôi khi là những đám mây trắng phau, đôi khi là những đám mây xám bạc, chúng lững lờ trôi chầm chậm khi tôi nằm dưới bóng mây thả hồn nhìn ngắm. Chúng tôi đã từng cùng cha say mê ngắm mặt trời lặn mỗi chiều. Còn ở đây, nơi thành phố này, mặt trời lạnh lùng biến mất sau những tòa nhà bê tông san sát nhau. Khi còn là một đứa trẻ, tôi từng ngắm không biết bao nhiêu chồi non vươn cao lên khỏi mặt đất vào sáng sớm tinh mơ, khi chúng được những ánh bình minh đầu ngày rọi tới. Những cây thảo mộc thơm ngát, những chú kiến chăm chỉ, những thân cây chắc khỏe và những bông hoa rực rỡ, tất cả đều là thành viên của gia đình chúng tôi. Và ai cũng buồn mỗi khi “thành viên” nào đó không được “khỏe”.
Tôi từng thèm được tự mình khám phá nhiều nơi như những nhà thám hiểm xưa cũ trong những cuốn sách tôi đọc. Tôi cùng chúng bạn mải mê bắt chước họ bằng cách bám theo những con đường nhỏ để men tới những ngọn núi gần nhà, nơi những người chăn cừu lui tới. Ôi, thiên nhiên khiến chúng tôi trở nên thật dịu dàng biết bao, chúng tôi ra tay cứu những chú côn trùng nhỏ không may rơi xuống nước và vô cùng khoái chí khi nghĩ mình là những anh hùng. Thầy giáo chúng tôi đã từng nói: “Tính mạng thì không có lớn hay nhỏ”. Với một đứa trẻ từng thấy thầy mình tỉ mẩn chăm sóc những tán cây xanh, thì thiên nhiên hoàn toàn có thể là một người thầy tuyệt vời dạy cho nó về những xúc cảm.
Hiện giờ, tôi không còn cảm nhận được hương vị cuộc sống rõ ràng bằng đôi tai, đôi mắt, đầu lưỡi và đôi bàn tay của mình như thời thơ ấu nữa. Tôi biết rằng, bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn hảo, nhiều màu sắc, đậm vị tâm hồn và vô cùng nhẹ nhàng ấy, không phải được theo dõi từ xa, mà bản thân mình chính là một phần trong đó.
Hòa mình với thiên nhiên khiến ta trân trọng cuộc sống hơn. Cuộc sống nơi đó, từng khoảnh khắc hiện lên sống động và kỳ diệu làm sao. Thiên nhiên là bạn, một bông hoa cũng không thể hái. Con người chúng ta liệu có bao giờ hại bạn mình không?
Từ mới
- Köy (danh từ): làng quê
- Kasaba(danh từ): thị trấn
- Tarla(danh từ): cánh đồng
- Leylek(danh từ): con cò
- Dere(danh từ): con suối
- Pencere(danh từ): cửa sổ
- Bahçe(danh từ): vườn
- Kavak(danh từ): cây dương
- Dalmak(độngtừ): chìm
- Tabiat(danh từ): thiên nhiên
- Gurbet(danh từ): nước ngoài
- Evlat(danh từ): người con
- Buğday(danh từ): lúa mì
- Başak(danh từ): mũi nhọn
- Gökyüzü(danh từ): bầu trời
- Seyretmek(động từ): nhìn
- Bulut(danh từ): mây
- Bitki(danh từ): cây
- Toprak(danh từ): đất
- Ot(danh từ): thảo dược
- Karınca(danh từ): kiến
- Çiçek(danh từ): hoa
- Kaşif(danh từ): nhà thám hiểm
- Keşif(danh từ): khám phá
- Patika(danh từ): con đường mòn
- Çobanlar(danh từ): người chăn cừu
- Yufka yürekli(tính từ): dịu dàng, nhân hậu
- Böcek(danh từ): bọ
- Kahraman(danh từ): anh hùng
- Kulak(danh từ): tai
- Dil(danh từ): lưỡi
- Kusursuz(tính từ): hoàn hảo
- Mucize(danh từ): kỳ diệu
Đọc hiểu văn bản
Đánh dấu vào ô đúng

Ngữ pháp
Hôm nay chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu về phân từ mô tả chủ thể nhé.
Hẳn bạn còn nhớ 1 ví dụ mình lấy ở bài trước “Bộ phim (mà được) xem hôm qua hay thật!”.
Nghe tiếng Việt mà còn thấy có gì sai sai, khiên cưỡng đúng không?
Vì bình thường chúng ta sẽ nói là “Bộ phim mình xem hôm qua hay thật!”.
Trong câu này, “bộ phim” không phải là chủ thể thực hiện hành động “xem”, mà “mình” mới là chủ thể thực hiện hành động đó. Do vậy, chúng ta không thể thêm hậu tố -en/an vào sau động từ để tạo thành phân từ mô tả chủ thể được
Vậy phải làm sao để thành lập câu như thế nhỉ? Tất cả sẽ có trong bài hôm nay!
Công thức biến đổi động từ thành phân từ
- Với thì hiện tại, quá khứ, nghe đồn:
Gốc động từ bỏ mak/mek + diğ/dığ/duğ/düğ + đuôi chỉ ngôi
Öğrenmek
- (Ngôi Ben) Öğrendiğim
- (Ngôi Sen) Öğrendiğin
- (Ngôi O) Öğrendiği
- (Ngôi Biz) Öğrendiğimiz
- (Ngôi Siz) Öğrendiğiniz
- (Ngôi Onlar) Öğrendiği
Lưu ý: khi gốc động từ kết thúc bằng các phụ âm f, s, t, k, ç, ş, h, p , đổi diğ/dığ/duğ/düğ thành tiğ/tığ/tuğ/tüğ
2. Với thì tương lai
Gốc động từ bỏ mak/mek + eceğ/acağ + đuôi chỉ ngôi
Bilmek
- Bileceğim
- Bileceğin
- Bileceği
- Bileceğimiz
- Bileceğiniz
- Bileceği
Cách dùng
- Các phân từ được biến đổi theo cách trên là các phân từ bổ trợ cho chủ thể mà ở trong câu đứng riêng, nó là tân ngữ.
Có nghĩa là gì nhỉ?
Chủ thể trong câu đứng riêng là tân ngữ có nghĩa là: chủ thể đó chịu sự ảnh hưởng bởi hành động đó chứ không thực hiện hành động nó.
Mình đã giải thích bên trên về ví dụ “bộ phim mình xem tối qua hay quá”.
Giờ chúng ta sẽ sang ví dụ khác để hiểu hơn
Dün girdiğimiz sınav ne zaman açıklanıyor?
Khi nào thì có kết quả của bài thi mà chúng ta thi hôm qua?
Ở đây phân từ “girdiğimiz” được tạo thành từ động từ “girmek”. Phân từ này bổ trợ cho chủ thể “sınav”, để chỉ rõ kỳ thi mà chúng ta làm hôm qua, chứ không phải kỳ thi khác.
Chủ thể thực hiện hành động girmek là ai? Là biz chúng ta .Và chủ thể “kỳ thi” là chủ thể chịu ảnh hưởng của hành động “girmek” của chúng ta.
Nếu bạn vẫn thấy khó hiểu, mình có thể tách riêng thành 2 câu như sau:
Dün sınava girdik. O sınav ne zaman açıklanıyor?
Hôm qua chúng ta đi thi. Kỳ thi đó khi nào có kết quả?
Để kết hợp hai câu này thành 1 câu, chúng ta biến đổi động từ girmek thành phân từ bổ trợ nghĩa cho tân ngữ “sınav”, và phân từ này chịu sự ảnh hưởng bởi chủ ngữ (trong câu đầu: Dün sınava girdik – chủ ngữ là biz) để người nghe có thể hiểu được ai là người thực hiện hành động.
Ví dụ khác:
Yarın izleyeceğimiz film saat kaçta?
Bộ phim chúng ta sẽ xem ngày mai là lúc mấy giờ nhỉ?
- Nếu chúng ta muốn nhấn mạnh vào hành động “đã xong”, chúng ta sẽ dùng động từ ở thì nghe đồn.
Dün girmiş olduğumuz sınav ne zaman açıklanıyor?
Câu này nhấn mạnh vào hành động “chúng ta đã vào kỳ thi”, chứ không nhấn mạnh vào “kỳ thi” như câu “Dün girdiğimiz sınav ne zaman açıklanıyor?”
- Nếu chúng ta muốn nhấn mạnh vào hành động “đang làm”, chúng ta sẽ dùng động từ ở thì hiện tại trang trọng
Şu an izlemekte olduğumuz film çok ilginç
Bộ phim mà chúng ta đang xem ngay bây giờ rất lạ!
Câu này nhấn mạnh vào hành động “chúng ta đang xem”, chứ không nhấn mạnh vào “bộ phim” như câu “Şu an izlediğimiz film çok ilginç”.
Tất nhiên, cũng như bài trước mình đã nói, người Thổ thường không để ý những tiểu tiết rất nhỏ nhặt trong ngữ pháp này, nên bạn cũng không cần ép bản thân mình rằng nhất định phải theo đúng ngữ pháp.
Dù biết và hiểu về loại ngữ pháp này, nhưng trước giờ trong văn nói, mình hầu như chẳng bao giờ sử dụng những dạng phân từ kiểu “mIş olduğu” (như “girmiş olduğumuz”), thay vào đó mình toàn dùng dạng phân từ kiểu “DIğI” (như “girdiğimiz”) thôi.
- Các phân từ này có thể đóng vai trò là chủ thể luôn (cũng giống bài trước vậy).
Dün girdiğimiz neydi öyle?
Cái chỗ hôm qua bọn mình vào là cái chỗ gì vậy không biết?
Şu an izlediğimi tahmin et!
Đoán xem tao đang xem cái gì đi!
Yarın gireceğimiz zor bir sınav mı?
Kỳ thi ngày mai chúng ta sẽ thi có khó không nhỉ?
Bài tập
Điền hậu tố thích hợp vào chỗ trống
