BÀI VI – PHẦN 3 – TỪ KẾT NỐI

Hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu 1 số từ được sử dụng rất thường xuyên trong tiếng Thổ để tạo nên kết nối cho câu.

1.Từ nối “de/da”

Chúng ta đã biết hậu tố de/da được dùng để thêm vào sau danh từ để chỉ:

  • (nơi nào đó)
  • Cũng

Ví dụ:

Evimde

ở nhà tôi

Ben de

Tôi cũng vậy

Lưu ý:

  • Nếu viết de/da liền vào với danh từ thì nó có nghĩa là “ở”.
  • Nếu viết tách ra, nó có nghĩa là “cũng”

Ví dụ:

Bende

ở chỗ tôi

Ben de

tôi cũng vậy

Bên trên mình nhắc lại các cách dùng de/da mà chúng ta đã biết.

Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm 2 công dụng nữa của de/da

1.“Nhưng”

Bu kitabı okudum da hiçbir şey anlamadım

Tôi đã đọc quyển sách này rồi nhưng tôi chẳng hiểu gì hết

Từ “da” trong câu này có ý nghĩa chính xác như từ “ama” chúng ta đã từng tìm hiểu, đó là “nhưng”

2.“Và”

Soğuk bir gazoz içtim de serinledim

Tôi uống một chai nước lạnh có ga thấy mát hẳn

Ở câu trên, từ “de” có ý nghĩa như từ “ve” (và).

Do vậy, tùy vào tình huống của câu mà de/da sẽ đảm nhận ý nghĩa “nhưng” hoặc “”.

Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn để đặt câu theo ý thích chứ không bắt buộc bạn phải ghi nhớ khi nào thì nó là “nhưng”, khi nào thì nó là “và”.

Cách thêm:

Khi nào thêm de, khi nào thêm da, hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên âm cuối cùng của từ đứng trước nó.

Ví dụ như 2 ví dụ ở phần trên:

  • okudum có nguyên âm cuối cùng là u, do vậy chúng ta thêm da
  • içtim có nguyên âm cuối cùng là i, do vậy chúng ta thêm de.

Khá dễ hiểu đúng không nào?

2. Từ nối “ki”

“ki” là một từ nối được dùng vô cùng nhiều trong tiếng Thổ. Bạn có thể hiểu nôm na nó là “” trong tiếng Việt vậy.

Cách dùng 1: Biến danh từ chỉ thời gian thành tính từ

 Dünkü toplantı

Cuộc họp (mà diễn ra) ngày hôm qua

Phân tích trong tiếng Việt, “cuộc họp ngày hôm qua” thì từ “ngày hôm qua” ở đây chính là tính từ để bổ trợ cho danh từ “cuộc họp”. Cuộc họp nào? Cuộc họp ngày hôm qua (chứ không phải ngày khác) – để nhấn mạnh thời gian diễn ra cuộc họp đó.

Chúng ta không thể nói Dün toplantı được. Vì sao?

Vì từ dün ở đây là danh từ chỉ thời gian, 2 danh từ chỉ có thể đứng cạnh nhau khi nó là danh từ ghép, mà Dün toplantı không phải là danh từ ghép do 2 danh từ này không có nghĩa bổ trợ cho nhau. Do vậy, chúng ta phải biến Dün thành tính từ: Dünkü. (Tại sao không phải là dünki? Vì từ ki ở đây sẽ biến đổi thành để đúng với quy tắc nguyên âm của Dün).

Một số ví dụ khác:

Bugün ders kolay

Bài học ngày hôm nay dễ

Sonraki oyun eğlenceli

Trò chơi sau đó vui

Chú ý: Với các danh từ chỉ thời gian như gün ngày, hafta tuần, ay tháng, yıl năm, sene năm,… chúng ta đều phải thêm từ để chỉ như bu, o, geçen,…vào đầu tiên rồi sau đó mới thêm ki. Lý do là để xác định thời gian đó là thời gian nào.

Ví dụ

Geçen haftaki film güzel

Bộ phim mà chiếu vào tuần trước hay

Không sử dụng là haftaki film güzel vì như vậy chúng ta sẽ không biết tuần đó là tuần nào.

Cách dùng 2: Biến danh từ chỉ địa điểm thành tính từ

Sınıftaki öğrenciler

Những học sinh mà ở trong lớp

Phân tích trong tiếng Việt, “mà ở trong lớp” là tính từ bổ trợ cho “những học sinh”. Những học sinh nào? Những học sinh mà ở trong lớp (chứ không phải những học sinh nào khác).

Nếu chúng ta nói Sınıfta öğrenciler thì người đọc/người nghe có thể hiểu đây là 1 câu hoàn chỉnh: Có chủ ngữ: “öğrenciler”, có vị ngữ: sınıfta (ở trog lớp): Các học sinh đang ở trong lớp.

Còn “Sınıftaki öğrenciler” thì chưa phải 1 câu hoàn chỉnh, nó chỉ đảm nhiệm vị trí là chủ ngữ thôi, còn cần thêm vị ngữ phía sau nó

Ví dụ câu hoàn chỉnh như sau:

Sınıftaki öğrenciler çok çalışkanlar.

Những học sinh mà đang ở trong lớp rất chăm chỉ

Cách thêm:

Chúng ta thêm de/da (te/ta – tùy vào nguyên âm và phụ âm cuối cùng) vào sau danh từ chỉ địa điểm/vị trí, sau đó thêm đuôi ki.

Odadaki eşyalar hala yepyeni

Đống đồ đạc mà đang ở trong phòng vẫn còn mới tinh

Cách dùng 3: Chỉ sự sở hữu

Senin şapkan benimkinden daha güzel

Cái mũ của bạn đẹp hơn cái của tôi

Ở đây chúng ta có thể sử dụng là Senin şapkan benim şapkamdan daha güzel, ý nghĩa giống hệt câu trên, tuy nhiên người Thổ luôn sử dụng mẫu câu trên hơn là nhắc lại 2 lần cùng 1 danh từ. Lý do thứ 1 là để tránh lặp lại từ, lý do thứ 2 là để câu nói tự nhiên hơn.

Để dùng ki với ý nghĩa này, chúng ta thêm ki vào sau đại từ đã thêm sở hữu cách chứ không thêm vào ngay sau đại từ (Ví dụ: “benki” là sai)

  • Benimki
  • Seninki
  • Onunki
  • Bizimki
  • Sizinki
  • Onlarınki

Kể cả với tên riêng, chúng ta cũng thêm ki vào sau tên riêng đã thêm sở hữu cách

Hakan’ınki

cái của Hakan

Để thêm hậu tố so sánh vào sau danh từ đã thêm ki, chúng ta thêm “n” trước khi thêm “den” như ví dụ bên trên nhé (Senin şapkan benimkinden daha güzel)

Chắc có thể có 1 vài bạn sẽ thắc mắc tại sao ki biến thành kü (trong Dünkü) mà lại không biến thành kı trong Sonraki đúng không?

Từ ki này hơi đặc biệt, nó thường ít khi bị biến đổi. Nó chỉ biến thành trong các danh từ có nguyên âm cuối cùng là ü (gün, dün,…), ngoài ra tất cả các trường hợp nguyên âm cuối cùng là các nguyên âm khác, nó đều giữ nguyên là ki.

Không có gì rắc rối hết, các bạn dùng nhiều chắc chắn sẽ quen thôi. 🙂

Bài tập

Ghép 2 câu dưới thành 1 câu theo mẫu

  • Dün akşam bir film seyrrettim. Çok komikti.
    ->Dünkü akşamki film çok komikti
  • Yarın bir konser var. O konsere bilet aldım
  • Bu sabah toplantıya katıldık. Çok sıkıcıydı
  • Öğlen bir randevum vardı. Onu iptal ettim
  • Müdürle bugün görüşmem var. Bu görüşme çok önemli
  • Salı günü sınav var. Ona geç kalmayın.
  • Geçen gece fırtına çıktı. O fırtınada salonun camı kırıldı
  • Bu duraktan sonra bir durak var. O durakta iniyorum.
  • Bu grubun konserlerini daha önce de izledim. O konserler bu kadar kalabalık değildi.
  • Şimdi çocuklar her şeyi biliyor. Onlar çok akıllı
  • Geçmişte bazı hatalar yaptım. O hatalardan ders aldım
  • Gelecek yıl projeler yapmak istiyoruz O projeler şirketimiz için çok önemli
  • Günümüzde birçok teknolojik alet kullanıyoruz. Bu adetler hayatımızı kolaylaştırıyor
  • Şimdi sırada bir şarkı var. Bu şarkıyı Ayşe ve Murat için çalıyoruz

Published by Hoàng Lê Thanh Hà

A Turkey-addict.

2 thoughts on “BÀI VI – PHẦN 3 – TỪ KẾT NỐI

  1. Ở phần bài tập, câu “Öğlen bir randevum vardı. Onu iptal ettim.” thì từ “Öğlen” không có từ để chỉ như bu hay o… thì là do đề viết thiếu hay từ đó đứng một mình được ạ?

    Like

    1. Không phải đề viết thiếu em ạ, nó đúng là như vậy đó. “Öğlen” và “Öğle” đều là danh từ “buổi trưa”. Và khi nó đứng một mình thì mang ý nghĩa “buổi trưa hôm nay”

      Liked by 1 person

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: