BÀI 10 – PHẦN 2 – CÁC LOẠI HẬU TỐ

Chúng ta đã biết 3 cách biến động từ thành danh từ ở bài trước.

Có bao giờ các bạn thắc mắc làm sao để sử dụng nhiều động từ trong 1 câu không?

Ví dụ nhé: Tôi không muốn làm bài tập về nhà.

Câu này trong tiếng Thổ chúng ta sẽ phải nói như thế nào nhỉ?

Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về cách thêm các loại hậu tố vào sau động từ (đã tạo thành danh từ) để đặt câu như ví dụ bên trên nhé.


Cách thêm hậu tố vào sau động từ đã tạo thành danh từ

Thường thì cách thêm hậu tố này phụ thuộc vào động từ chính trong câu.

Chúng ta phân tích thử ví dụ trên:

Tôi không muốn làm bài tập về nhà

Ở đây:

  • Chủ ngữ: Tôi
  • Động từ chính: không muốn.
  • Động từ cần biến thành danh từ: “làm”
  • Danh từ: bài tập về nhà

Vậy, để thêm hậu tố vào sau “làm” thì hậu tố này phụ thuộc hoàn toàn vào động từ chính “Không muốn”.

Với ví dụ trên, chúng ta nói bằng tiếng Thổ như sau:

Ödev yapmayı istemiyorum

Hoặc

Ödev yapmak istemiyorum

Hai cách nói này đều đúng. Lý do vì sao đúng, đó là do động từ istemek. Để hiểu kỹ hơn chúng ta cùng đi xuống các phần ngữ pháp bên dưới đây.


CÁC HẬU TỐ HAY DÙNG

Thêm hậu tố (y)I (hậu tố đối cách)

Ở đây mình viết (y)I có nghĩa là chữ I có thể được biến đổi thành i/ı/u/ü tùy vào từng nguyên âm cuối cùng của từ. Chữ (y) viết trong ngoặc tức là thêm y khi danh từ kết thúc bằng nguyên âm, còn các danh từ kết thúc bằng phụ âm thì không cần thêm y.

Trước khi đi vào tìm hiểu phần này, chúng ta có thể ghé qua bài 6- phần 1 để nhớ lại về hậu tố đối cách nhé.

Giờ chúng ta cùng xem 1 ví dụ hậu tố đối cách vào sau danh từ (đã được biến đổi từ động từ)

Kitap okumayı seviyor

Anh ta thích đọc sách (để hiểu bản chất của câu, câu này đúng ra nên dịch là Anh ta thích (sự) đọc sách vì động từ đọc sách ở đây đã được biến thành danh từ: sự đọc sách)

Trong ví dụ này, động từ mà đã biến thành danh từ là : đọc

  • Okumak – biến thành Okuma
  • Thêm hậu tố đối cách: Okuma

Câu hỏi: Tại sao phải thêm hậu tố đối cách cho danh từ okuma?
Trả lời: sevmek là động từ luôn luôn đi kèm với hậu tố đối cách.

Một số động từ khác cũng luôn đi kèm với hậu tố đối cách cho danh từ (được biến từ động từ):

Beğenmek thích izlemek xem dinlemek ngheokumak đọcanlamak hiểuyemek ănkullanmak sử dụng unutmak quênbilmek biếtdüşünmek nghĩ istemek muốn seçmek chọn lựagörmek nhìn – ….

Còn rất nhiều từ khác nữa nhưng các bạn chỉ có thể nhớ khi các bạn thực hành thật nhiều mà thôi.

Các bạn có để ý thấy từ istemek mình có liệt kê trong danh sách trên không?

Câu hỏi: Tại sao ‘Ödev yapmak istemiyorum’ và ‘Ödev yapmayı istemiyorum’ đều đúng? Nếu istemek luôn đi kèm với hậu tố đối cách, thì chúng ta chỉ được dùng yapmayı thôi chứ nhỉ?

Trả lời: Chúng ta phân tích như sau:

Ödev yapmak istemiyorum

Câu này từ yapmak được biến thành danh từ bằng cách giữ nguyên động từ, nó đúng trong trường hợp này vì câu này đang nói chung về việc làm bài tập của người nói.

Tuy nhiên, với những trường hợp khác, ví dụ như:

Ödev yapmanı istemiyorum

Tôi không muốn bạn làm bài tập về nhà

Trường hợp này, Ödev yapman “việc làm bài tập về nhà của bạn”, do vậy chúng ta bắt buộc phải thêm hậu tố đối cách sau danh từ yapman để thành yapmanı khi đứng trước istemek.

Một số ví dụ khác:

Facebook kullanmayı tercih etmem

Tôi sẽ không lựa chọn sử dụng facebook đâu

Dün Springfield’de ki konuşmasını dinledin mi?

Hôm qua mày có nghe cuộc nói chuyện trên kênh Springfield không?

Senin bakışını biliyorum

Tao biết cái kiểu nhìn của mày mà

Arkadaşınızın sadece adını değil, adını ve soyadını girmeyi unutmayın 

Ngài đừng quên ghi cả họ và tên của bạn ngài nhé, không phải chỉ ghi mình tên đâu.

Thêm hậu tố (y)E

Cũng như trên, (y)E có nghĩa là: E có thể biến thành a/e tùy thuộc vào nguyên âm cuối cùng của danh từ; y chỉ được thêm khi danh từ kết thúc bằng nguyên âm.

Chúng ta có thể dịch ra tiếng Việt, hậu tố này có nghĩa là “tới/đến” (trong tiếng Anh là “to”) để hiểu nôm na về nó. Các bạn có thể tham khảo lại bài 2 – phần 2 để hiểu thêm về hậu tố này nhé!

Ví dụ:

Okula gidiyorum

Tôi đi tới trường.

Buraya dinlenmeye geldim

Tôi tới đây để nghỉ ngơi

Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng dịch ra thành ‘tới/đến’ đâu nhé, mình chỉ nêu ra cách dịch đơn giản nhất để phân biệt với hậu tố đối cách mà thôi.

Một số động từ luôn luôn đi kèm với hậu tố (y)E

izin vermek cho phép karar vermek quyết đinhbakmak nhìnbaşlamak bắt đầuçalışmak làm việc gelmek tới/vềgitmek đi binmek lên (xe)

Một số ví dụ:

Kitap okumaya başladık

Chúng tôi đã bắt đầu đọc sách

Benim gülmeme bakmayın

Các bạn đừng nhìn (khi) tôi cười

Garsonlar Türkçe öğrenmeye çalışmış

Những người bồi bàn đã cố học tiếng Thổ

Birader, buraya bak, buraya müzik dinlemeye mi geldik?

Này người anh em, nhìn chỗ này đi, chúng ta tới đây để nghe nhạc sao?

Burada yüzmeye izin vermem

Mẹ không cho bơi ở đây đâu nhé!

Thêm hậu tố DEN

Hậu tố này có nghĩa là, chúng ta có thể biến DEN thành den/dan hoặc ten/tan tùy thuộc vào nguyên âm cuối cùng và phụ âm kết thúc của danh từ (như đã từng học ở các bài trước về hậu tố này – Bài 2 – phần 2).

Ví dụ:

Yanlış bir şey söylemekten korkuyorum

Tôi sợ sẽ nói sai gì đó

Để phân biệt với hai hậu tố trên, chúng ta có thể hiểu nôm na hậu tố này có nghĩa là “từ”, hay trong tiếng Anh là “from”. Tất nhiên khi dịch ra tiếng Việt bạn có thể thấy không liên quan mấy, vì thực ra tiếng Thổ vốn đã không có vẻ có anh em họ hàng gì với tiếng Việt chúng ta rồi. 🙂

Một số động từ luôn đi kèm với hậu tố DEN

Vazgeçmek từ bỏnefret etmek ghét hoşlanmak thíchbıkmak chán ngánsıkılmak chán nản korkmak sợ

Một số ví dụ:

Matematik öğrenmekten vazgeçti

Anh ta đã từ bỏ học môn toán rồi

Onun gülüşünden nefret ediyorum

Tao ghét điệu cười của con đấy dã man

Otobuse binmekten bıktım

Tao chán đi xe buýt lắm rồi

Cách kết hợp nhiều động từ trong 1 câu

Chúng ta có thể dễ dàng dựa vào các quy luật bên trên để kết hợp tạo thành câu cấu thành từ nhiều động từ như các ví dụ sau

Gitar çalmayı öğrenmeye başladım

Tôi bắt đầu học đánh đàn guitar rồi

Ở đây chúng ta thấy có 3 động từ: çalmak (đánh đàn), öğrenmek (học) başlamak (bắt đầu). 2 động từ được biến thành danh từ là çalmak (danh từ: çalma), öğrenmek (danh từ: öğrenme). Do động từ öğrenmek luôn đi kèm với hậu tố đối cách nên ta phải thêm vào sau danh từ çalma. Do başlamak luôn đi kèm với hậu tố (y)E, nên ta phải thêm hậu tố ye vào sau danh từ öğrenme.

Tương tự chúng ta có thể tự phân tích cho 2 ví dụ bên dưới.

Yalan söylemeyi tercih etmekten vazgeçmiş

Anh ta đã thôi không chọn nói dối nữa rồi

Dün eski sevgilim piano çalmamı dinlemeye geldi

Hôm qua người yêu cũ của tôi đã tới nghe tôi chơi dương cầm

Bài tập

Điền thêm hậu tố vào chỗ trống

  1. Yalan söyle…….. nefret ederim.
  2. Geceleri yalnız kal……..korkuyorum.
  3. Süt içmek kahve iç…….. daha yararlıdır
  4. Türkiye’de yaşa…..alışamadım
  5. Çocuklar piknik yap…… çok sever.
  6. Gençler pop müzik dinle…..klasik müzik dinle…….tercih ediyor.
  7. Hata yap……çekinmeyin.

Published by Hoàng Lê Thanh Hà

A Turkey-addict.

2 thoughts on “BÀI 10 – PHẦN 2 – CÁC LOẠI HẬU TỐ

  1. Ôi giời ạ, học xong bài này (học thật sự và hiểu cặn kẽ mọi thứ) là em thở phào nhẹ nhõm, hahahah. Chị biết không?! Trong quá trình học, kể cả những bài trước nữa, có đôi lúc em “dỗi” những câu ví dụ chị đưa ra để minh họa cho bài học vì có một số câu vừa khá dài vừa hơi khó hiểu (tức là do các loại hậu tố cứ tiếp nối nhau, dù từ gốc ban đầu có bé tí, LOL). Rồi em mới ngồi ngẫm, mở sách mở vở ra các kiểu thì đã hiểu ra vấn đề và đúc kết lại là “Tiếng Thổ không khó”, chỉ có mình… quên bài cũ =))) Nhưng mà nhờ những ví dụ như vậy của chị, em mới có cơ hội được ôn thêm bài cũ một lần nữa và tập tự động não để cho ra được câu trả lời. Vậy nên em có “dỗi” thì kệ em, chị cứ tiếp tục cho ví dụ khó khó xen kẽ vào bài thường xuyên hơn nữa nhé, kkkk ❤

    Liked by 1 person

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: