Đọc đoạn văn sau
PAZARTESI SENDROMU
Pazartesilerden nefret ediyorum! Atlayıp salıya geçmem mümkün mü?
Pazardan sıkıyor beni pazartesinin gelişi. Zaten adında hata var Pazar-ertesi.. Cuma-ertesi ne kadar iyi çağrışımlı ama bu zavallım da o kadar kasvetli. Nedense bu ikisine zaten yeni birer isim koymamışlar…İkisini de kendinden önceki günün gidişiyle adlandırmışlar.
Her sinir şey pazartesi mi başlamak zorunda? Ödemeler, okul, işbaşı… Oysa benim bir sürü hayalim var pazartesilere dair. Erken uyanmamak, öylesine takılmak, boş boş oturmak, plansız programsız olmak gibi mesela…
Ama boşuna, yapamıyorum asla. Gönlümle mantığım örtüşemedi gitti hala! Mantığım diyor: “Yürü kızım işe!”, gönlüm diyor: “Kalkma yat, yüreğinin sesini dinle'”. Mantığım melek olmuş, yüreğim şeytan
Mesela bu sabah…
Geldim işe, tam ofise gireceğim, şeytan meleğin aklını çeldi. Arabaya bindim ve kendimi bir kafeye zor attım. Sakin bir şekilde, sinirimi başkasına yansıtmadan rica ettim:
“Günün kahvesi neyse ondan lütfen, ama “İçinde ondan mı, bundan mı olsun” diye sormayın, hepsi birden olsun istiyorum ben.”
Mümkünse hayatımda hep hepsinden “kalabalıkça” olsun, başka şey istemem!
Hayata dair olan her şeyden bende de olsun.
Aldım elime her şeyi, bol karışık hayat kahvemi, çıktım sokağa, kaldırdım kafamı, kapadım gözümü, içime çektim rüzgarı, tatlı havayı.
Gözümü açtım; “İstifa etmem lazım!” dedim. “Daha fazla klimalı bir yerde hayata devam edemeyecegim korkarım!” dedim. Şirkete geri döndüm, istifa ettim. Tam “Oh!” diyecekken öğrendim ki müdür istifamı kabul etmemiş. “E ücretsiz izin verin o zaman!” dedim. “Olur mu canım!” diye dalga geçtiler. Ben de madem öyle işte böyle dedim, minik saksımla ofisimdeki camı, çaktırmadan kimseye, köşesinden kırdım. Kırık penceremden giren tatlı esinti içinde kendimi sakinliğe davet ettim.
Yani… Pazartesi sendromu yaşamamak için siz de, kırın bir minik pencere, açın kendinize bir hava deliği. Çekin içinize hayatın tatlı rüzgarını deli gibi. Sağlık olsun da, istifa etmeyelim hayattan.
Tôi ghét thứ Hai! Liệu tôi có thể nào bỏ qua thứ Hai mà nhảy thẳng qua thứ Ba được luôn không?
_
Điều duy nhất khiến ngày Chủ Nhật của tôi căng thẳng, chính là ngày Thứ Hai sắp đến. Tên của nó vốn đã sai rồi: Sau – Chủ Nhật (Pazaretesi có nghĩa từng từ là Sau-Chủ Nhật) ! Nếu cái tên Sau – Thứ Sáu (Cumatersi có nghĩa từng từ là Sau-Thứ Sáu) nó có sự liên kết tuyệt vời thế nào thì cái tên Sau – Chủ Nhật này nó u ám bấy nhiêu. Dù sao thì hai ngày này cũng chưa được người ta đặt một cái tên riêng cho chúng, cả hai đều…ăn bám vào tên của ngày trước chúng.
Mọi vấn đề có cần thiết cứ phải bắt đầu vào thứ Hai không chứ? Trả tiền hóa đơn, trường học, công việc,…Tuy nhiên tôi lại có rất nhiều tưởng tượng cho thứ Hai. Dậy muộn, loanh quanh luẩn quẩn, ngồi không, chẳng làm gì cũng chẳng có kế hoạch gì chẳng hạn,…
_-
Nhưng bỏ đi, tôi chẳng bao giờ làm được. Tâm trí và Trái tim của tôi vốn chưa bao giờ cùng một chí hướng. Tâm trí tôi thúc giục “Đi làm đi!”, nhưng trái tim tôi kì kèo “Đừng dậy, cứ nằm đi, nghe theo trái tim mách bảo đi”. Tâm trí tôi đúng là thiên thần, còn trái tim là con quỷ cái.
_
Ví dụ như sáng nay đi…
_
Tôi tới chỗ làm, đúng lúc tới văn phòng, con quỷ cái bắt đầu cám dỗ tôi. Tôi lên xe ô tô và cố ném mình vào một quán cafe. Cố gắng bình tĩnh nhất, trước khi đổ hết sự giận dữ của mình lên người khác, tôi nói
“Cho tôi một cốc café, nhưng làm ơn đừng hỏi “thêm cái này hay cái kia không”, vì tôi muốn thêm tất cả!”
_
Nếu được, tôi muốn cuộc sống của tôi có thật nhiều thứ, tôi không muốn cái gì khác!
_
Cuộc sống này có cái gì thì tôi cũng phải được có cái đấy!
_
Tôi cầm hết đồ đạc, và cả thứ café cuộc sống với hỗn hợp nhiều thứ này, bước ra đường, ngẩng cao đầu và nhắm mắt, hít một hơi tràn đầy làn gió ngọt lịm trong không khí. Rồi tôi mở mắt, tự nhủ “Mình phải nghỉ việc ngay!”, “Mình sợ rằng mình không thể tiếp tục cuộc sống ở một nơi chỉ toàn điều hòa nhiệt độ như thế này nữa!”. Tôi quay lại công ty và xin nghỉ việc. Khi tưởng chừng như sắp được thở phào thì tôi biết được sếp không chấp nhận đơn xin nghỉ việc của tôi. Tôi nói “Vậy thì cho tôi nghỉ không lương đi!”. Sếp chế nhạo “Trời, coi vậy được không?”. Tôi đành nhún vai chấp nhận sự thật, rồi cầm chiếc bình hoa bé xíu của mình, bí mật đập vỡ một góc nhỏ cửa sổ bàn làm việc. Từ chỗ kính vỡ, làn không khí mát rượi ngọt ngào khe khẽ luồn vào trấn tĩnh lại tinh thần tôi.
_
Vậy nên…Để không phải trải qua Hội chứng ngày Thứ Hai, các bạn cũng nên như tôi vậy, đập vỡ một góc cửa sổ và để một làn gió mát thổi qua tâm hồn. Hít thật sâu làn không khí của cuộc sống. Sức khỏe là quan trọng, hãy cùng nhau không đầu hàng cuộc sống.
Từ mới
- Çağrışımlı (tính từ) : có sự liên kết
- Zavallı (tính từ): đau đớn
- Kasvetli (tính từ): ảm đạm
- Adlandırmak(động từ): đặt tên
- -E dair(trạng từ): về (giống about trong tiếng Anh). Trước dair luôn thêm hậu tố “-e/-a”
- Örtüşmek(động từ): hợp nhất
- Gönlü = yürek(danh từ) : Trái tim
- Aklını çelmek(động từ): can gián, dụ dỗ
- Yansıtmak(động từ): phản chiếu, dội lại
- Kalabalık(tính từ) : đông đúc
- İstifa etmek(động từ): từ chức, nghỉ việc
- Çaktırmadan(trạng từ) : một cách bí mật
- Lazım(danh từ): cần
Đọc hiểu
Đánh dấu vào ý nghĩa đúng của hai từ sau

Ngữ pháp
Ngữ pháp hôm nay chúng ta sẽ học về cách làm sao để nói “tôi cần…”
Trong tiếng Thổ, có 2 cách để thể hiện từ “cần”.
Lazım và Gerek.
Hai từ này có gì khác biệt?
Về nghĩa, thực ra nó không có sự khác biệt nhiều. Tuy nhiên cách sử dụng thì có sự khác nhau.
- Cách dùng 1 : Gerek và Lazım dùng khi nói chung 1 vấn đề nào đó:
Động từ nguyên thể (vẫn để mak/mek) + gerek/lazım
Kışın daha fazla C vitamını almak gerek
Kışın daha fazla C vitamını almak lazım
Cần bổ sung nhiều Vitamin C vào mùa đông
Đây là một câu nói chung chung, không cụ thể gán vào cho một cá nhân nào khác. Do vậy, chúng ta giữ nguyên động từ nguyên thể trước khi thêm gerek/ lazım
- Cách dùng 2: Gerek và Lazım dùng cho một cá nhân nào đó
Động từ biến thành danh từ sở hữu chia theo ngôi + gerek/ lazım
Nếu quên, chúng ta có thể tham khảo bài này về việc biến động từ thành danh từ sở hữu.
Bana göre doktorunun tavsiyelere uyman gerek.
Theo tao thì mày cần nghe theo lời khuyên của bác sĩ
Động từ ở đây là uymak nghe theo, tuân thủ. Do câu này không phải một câu nói chung mà áp dụng cho người nghe (mày) nên động từ sẽ chia theo ngôi sen.
Küçüklerin büyüklerine karşi saygılı olmaları lazım
Người nhỏ tuổi cần lễ phép với người lớn tuổi.
Động từ ở đây là saygılı olmak tôn trọng. Câu này đang nói về sự tôn trọng của người nhỏ tuổi dành cho người lớn tuổi, do vậy phải biến đổi động từ saygılı olmak thành danh từ chỉ sự sở hữu theo ngôi “onlar” : (onların) saygılı olmaları
- Cách dùng 3: Động từ Gerek(mek)
Ở hai cách dùng trên, từ gerek là danh từ, còn ở cách dùng này, chúng ta sẽ dùng động từ gerekmek và chia động từ này theo thì của câu.
Động từ biến thành danh từ sở hữu chia theo ngôi + gerek + hậu tố chia theo thì
Yarın toplantısı varmış, hazırlanması gerekmiş/gerekiyormuş.
Ngày mai nó có cuộc họp nên bây giờ nó cần chuẩn bị.
Trong câu trên, để nói về 1 cá nhân cụ thể (nó), nên từ hazırlanmak được biến đổi thành hazırlanması (sự chuẩn bị của nó).
Từ gerek chia theo thì “tin đồn” là gerekmiş/ gerekiyormuş.
Chúng ta có thể chia động từ gerekmek theo tất cả các thì và luôn luôn giữ nó ở ngôi số 3.
Lưu ý:
- Chúng ta không dùng
gerekiyorum/gerekiyorsun/gerekiyoruz/gerekiyorsunuz. - Lazım không có động từ (không có
Lazımmaknhé). Lazım sẽ luôn là Lazım.
- Phủ định
Với Lazım:
Thể phủ định, chúng ta thêm değil vào sau lazım
Onu yapmam lazım değil
Tôi không cần làm cái đó
Với Gerekmek
Chúng ta đơn giản là đổi gerekmek thành thể phủ định: Gerekmemek và chia động từ Gerekmemek theo thì.
Yarın ders yok erken kalkmam gerekmiyor.
Ngày mai không phải đi học nên tôi không cần dậy sớm
Với Gerek
Động từ + a/e + gerek + yok
Từ này có thể phủ định hơi lạ so với hai từ trên.
Bize bunları anlatmanıza gerek yok
Các bạn không cần giải thích cái này với chúng tôi.
Phân tích từ anlatmanıza
- Động từ Anlatmak Giải thích -> đổi thành danh từ chỉ sự sở hữu theo ngôi siz: anlatmanız.
- Thêm a -> anlatmanıza
Với các động từ giữ nguyên thể (khi nói chung chung về 1 vấn đề nào đó), chúng ta đổi k (trong mak/mek) thành y trước khi thêm a/e
Daha fazla beklemeye gerek yok.
Không cần chờ đợi thêm nữa
Phân tích từ Beklemeye
- Động từ Beklemek chờ đợi.
- Đổi k thành y: Beklemey
- Thêm e -> beklemeye.
Bài tập
Bài 1: Điền thêm hậu tố vào chỗ trống cho hợp lý

Bài 2: Nối hai vế cho phù hợp

Ui abla ơi, cảm phiền abla check lại giúp em phần giao diện của đoạn văn bên trên vì không biết là do bên web em có vấn đề hay do cách chỉnh màu của blog mà em không thấy rõ nội dung đoạn văn. Hiện tại nó là màu hồng phấn của phông nền và màu trắng của chữ.
Em cảm ơn abla ❤
LikeLike
Đồ quỷ WordPress này chúng nó tự sửa hết màu của đoạn văn e ạ, c sửa tới sửa lui ko biết bao lần rồi mà nó vẫn như cũ huhu.
LikeLiked by 1 person
Selam abla!
Çok fazla sorum var paragrafa dair. Sana kolay gelsin dilerim. Hazır mısın? Başlayalım şu anda…
– Đoạn văn 1: Vì sao động từ “atlamak” đứng ở đầu câu và sử dụng điểm ngữ pháp kết nối 2 vị ngữ cho nó, trong khi phía sau nó là một cụm danh từ “salıya geçmem”?
– Đoạn văn 3: Vì sao lại có sự sở hữu của ngôi sen trong cụm từ “şeytan meleğin”?
– Đoạn văn 4:
+ Em chưa hiểu lắm cách hành văn/ý nghĩa gốc của câu: “Mümkünse hayatımda hep hepsinden “kalabalıkça” olsun”, đặc biệt là ở từ đông đúc mang ý nhấn mạnh trong ngoặc kép. Em để ý là xuyên suốt đoạn văn có rất nhiều từ “olsun” như thế này.
+ Ở câu “hayata dair olan her şeyden bende de olsun”, em đặc biệt muốn hỏi về từ “olan”. Trong bài đọc của bài trước, em đã tìm hiểu về ý nghĩa của từ này ở trên diễn đàn Quora và em được biết là từ đặc trưng người Thổ hay dùng. Tuy nhiên, ở câu trên thì em không hiểu nghĩa chính xác lắm do cấu trúc không như bài trước: “vasıfsız eleman(-a) olan ihtiyaç azalıyor”
+ Trong câu: “E ücretsiz izin verin o zamanı” tại sao lại là “o zamanı” mà không phải là “o zaman” như em hay nghe trên dizi?
+ Trong câu: “Ben de madem öyle işte böyle dedim”, theo như em tìm hiểu thì “madem öyle” và “işte böyle” có ý nghĩa riêng của chính nó, nhưng khi ghép lại như vầy thì ý nghĩa của cách hành văn này là như thế nào?
– Đoạn văn cuối cùng: Câu “Sağlık olsun da” có ý nghĩa chính xác là như thế nào ạ? Ở đây cũng có từ “olsun” và cả từ “da”.
Çok teşekkür ederim abla!
LikeLike
Selam canım,
1. Động từ atlamak trong câu “Atlayıp salıya geçmem mümkün mü” đã trở thành danh từ trong cụm danh từ “Atlayıp salıya geçmem” chứ không còn là động từ nữa. Ý của cụm từ này là “sự nhảy qua (thứ 2) và chuyển qua thứ 3”. Ví dụ 1 câu khác có sử dụng IP cho động từ đã thành danh từ nhé: “Onunla konuşup gerçekleri öğrenmen lazım” (Dịch word-by-word sẽ là “Sự cần thiết của việc mày nói chuyện với nó và tìm hiểu sự thật”, còn dịch cho tự nhiên sẽ là “mày cần phải nói chuyện với nó và nghe sự thật”.
2. Câu “şeytan meleğin aklını çeldi” – có nghĩa word-by-word là “Con quỷ đã cám dỗ thiên thần”. Ở đây, đuôi “in” đằng sau là đuôi thêm vào sau “melek” của sở hữu cách -> meleğin (vì có “k” nên “k” phải thành “ğ”, sau đó thêm đuôi “in”). Và thiên thần sở hữu cái gì? “meleğin aklı” – angel’s mind (“mind” là akıl” nhưng khi ở trong sở hữu cách, nó sẽ là “aklı” – trường hợp đặc biệt, tương tự như “isim” – tên). Tức là chủ ngữ ở đây chính là “şeytan”, còn “meleğin aklı” mới là tân ngữ.
3. “Mümkünse hayatımda hep hepsinden “kalabalıkça” olsun” – ““kalabalıkça” ở trong câu này có nghĩa là “nhiều”. Nhà văn sử dụng cách dùng từ ẩn dụ, “đông” tức là “nhiều thứ”. Họ dùng thêm đuôi -ca để mang ý nghĩa nhấn mạnh hơn 1 chút cho tính từ “kalabalık” thôi chứ không có gì ghê gớm.
4. Từ “olan” này chính là từ “olmak”, nhưng được biến thành “olan” sau khi thêm đuôi mô tả chủ thể. Cái này e sẽ học ở bài 20. “Hayata dair olan her şeyden bende de olsun” có nghĩa word-by-word là “tất cả những gì thuộc về cuộc sống thì cũng hãy có ở tôi”, dịch để người ta hiểu thì là “Cuộc sống này có những gì thì tôi cũng phải có được cái đấy”. “Hayata dair olan” – những thứ thuộc về cuộc sống, trong đó “Hayata dair” mang nghĩa tính từ “thuộc về cuộc sống”, còn “olan” – “những cái mà…”: chính là danh từ. Còn trong câu “vasıfsız eleman(-a) olan ihtiyaç azalıyor”, từ “olan” ở đây là định ngữ bổ trợ cho danh từ “ihtiyaç”, tức là “những nhu cầu mà sử dụng lao động phổ thông”. Hậu tố “-a” ở đây không có liên quan gì tới olan hết nha em, nó thuộc về văn phạm của từ “ihtiyaç”. Ví dụ: sana ihtiyaçım var (I need you).
5. Đây là từ “o zaman”, c viết thêm dấu “!” mà ko hiểu sao nó biến thành “ı” hay thiệt luôn.
6. “madem öyle işte böyle” có thể hiểu là “ok đã vậy thì tao chơi luôn” LOL.
7. “olsun” chính là “olmak” chia theo văn phạm “đề nghị/ra lệnh” của ngôi “o”. “Sağlık olsun” dịch word-by-word là “hãy có sức khỏe”. Dịch để hợp lý với ngữ cảnh đoạn văn thì là “chỉ cần có sức khỏe”. “da” ở đây cũng mang nghĩa “nhưng”/”và” – văn phạm có ở bài 6.
P/S:
Em càng hỏi nhiều sẽ càng tìm được nhiều chỗ mình còn thiếu sót. Nhưng như chị cảm nhận thì có thể em học hơi nhanh nên đánh rơi những kiến thức khá cơ bản từ A1, A2. Ví dụ như những câu hỏi trên của em, rất nhiều kiến thức c thấy em sẽ không hỏi nếu nắm chắc kiến thức A1, A2. Nói thế nào nhỉ, e cố gắng mỗi bài mình học thật chắc rồi hẵng qua bài mới, làm hết sạch đống bài tập lớn, em sẽ gặp những mẫu câu khác nhau, những cách dùng ở các ngữ cảnh khác nhau của từng văn phạm ngữ pháp.
Học thật chắc vẫn hơn là học hết B1 nhưng có những văn phạm cơ bản A1, A2 khiến mình không hiểu. Chất lượng vẫn hơn số lượng mà, đúng ko ;). Ví dụ như chị, hồi thi trình độ tại Tomer, có những câu thuộc trình độ B2 chị cũng trả lời đúng nhưng vì B1 của chị hổng nhiều nên họ xếp lớp cho chị vào học Orta 1 – tức là bắt đầu B1. Vậy nên, nếu em có nhu cầu học tại TOMER hay bất cứ chỗ nào khác, khi tham gia thi trình độ, nếu những câu hỏi thuộc trình độ A1 mà em trả lời sai nhiều, họ chắc chắn sẽ xếp em học bắt đầu từ A1, kể cả trong trường hợp em có trả lời đúng nhiều ở trình độ B1 thì cũng không có giá trị gì cả.
P/S nhỏ thứ 2: “paragrafa dair çok fazla sorum var” – nên để “var” ở cuối câu. “Başlayalım şu anda…” nghe ko tự nhiên, em có thể nói “Başlayalım” thôi là đủ.
şimdi sana kolay gelsin diyeyim 😉
LikeLiked by 1 person
Abla ơi, em cảm ơn chị nhiều nhiều lắm luôn! Không phải chỉ vì những gì chị giải thích cho em hiểu mà còn là những cái “P/S” rất có tâm nữa <3. Thật sự mà nói nếu cứ phải đắt trên trời mới được cho là "giáo dục chất lượng" thì chị là minh chứng phản biện lại cho điều này đó 😀
Cảm nhận của chị rất đúng, đáng lẽ em nên "biết thân biết phận" ôn tập lại những gì mình đã học LOL, nhưng khi em xem dizi ngày càng nhiều hơn trước, kết hợp với lướt instagram mà thấy các post toàn những cấu trúc, ngữ pháp em biết chắc chắn chị đã có viết trên blog là em hí hửng học cho nhanh để giải mã mấy ẻm =))) Sau khi nghe chị bảo thì em sẽ "bớt tham" lại LOL và làm theo cách chị mách cho em. Thêm nữa là em sẽ cố gắng viết tiếng Thổ nhiều hơn chút nữa khi comment trên blog để em có thể học được từ những lỗi sai em mắc, vì khi em viết cho các bạn, hầu như rất ít ai sửa cho em được như chị.
LikeLiked by 1 person