BÀI 13 – PHẦN 3: PHẢI VÀ KHÔNG PHẢI

Đọc đoạn văn sau

Koç Holding Şeref Başkanı Rahmi Koç, Koç Üniversitesi Nişantaşı Kampüsü’nde ‘Başanlı Olmanın Sırları’ konulu bir konferans verdi.

Herkes bir konuda söz söyleyebilir, fakat başarı ancak bu sözleri hayata geçirmekle elde edilir.” diyerek konuşmasına başladı ve öğrencilere iş hayatında başarılı olmanın kurallarını anlattı.

1. Gerçekçi hedef belirlemek ve bilgi

Bir hedef seçmek başarının en önemli tarafıdır. Öncelikle kendinize realist bir vizyon seçmek zorundasınız. Çok yüksek hedef koyarsanız, bu vizyon değil, illüzyon olur. Hedefi doğru seçmek işin en can alıcı noktasıdır. Hedef, realist ve iddialı olmalıdır ki, oraya eriştikten sonra başarıyı hissedebilesiniz. İdeal hedefi şöyle tarif etmek mümkündür: Hedef somut, gerçekçi ve zaman sınırlı olmalıdır.

Başarılı olmak için bilgili olmak da gerekmektedir. Burada marifet doğru bilgiyi seçip almaktır. Bir konuda fikir sahibi olabilmek için mutlaka bunu bilgi ile desteklemek zorundasınız.” dedi.

2. Dürüstlük

Koç, iş hayatında dürüstlüğün önemini vurgularken “İş hayatında önce kendinize, sonra başkalarına dürüst olmanız gerekir. Her gece yatmadan önce o günün bilançosunu yapıp vicdanınızı kontrol etmek zorundasınız.” seklinde konuştu.

3.Denge

Başarı bir ekip işidir.” diyen Koç, “Bilgiyi paylaşmalı, görüşlerinizi tartışmalı ve ortak karar almalısınız. Çok kişiden fikir alın ama son kararı siz verin. Akıl ile kalbinizin arasında da denge kurmanız gerek. Yalnız rakamlar veya yalnız hisler insanı hedefe götürmez. Ne detaya boğulup kalın, ne de sadece yüzeysel açıdan bakın, ikisini iyi dengeleyin.” dedi.

_

Rahmi Koç, Chủ tịch của tập đoàn Koç Holding, đã tổ chức một hội thảo về ‘Bí mật để thành công‘ tại Khuôn viên Nişantaşı của Đại học Koç. “Mọi người đều có thể nói những đạo lý hay ho, nhưng thành công chỉ đến khi áp dụng được những đạo lý này vào thực tế.” Ông bắt đầu bài phát biểu của mình như vậy và giải thích các quy tắc để thành công trong cuộc sống kinh doanh cho các sinh viên. 
_
1. Thiết lập mục tiêu thực tế và trau dồi tri thức
“Chọn mục tiêu là phần quan trọng nhất của thành công. Trước hết, bạn phải chọn cho mình một tầm nhìn thực tế. Nếu bạn đặt mục tiêu quá cao, đây sẽ không còn là tầm nhìn nữa, nó đã trở thành ảo tưởng. Chọn mục tiêu phù hợp là điểm mấu chốt. Mục tiêu phải thực tế và thật lý tưởng, để rồi khi đạt được nó, bạn có thể cảm nhận được hương vị ngọt ngào của thành công. Có thể mô tả mục tiêu lý tưởng như sau: Mục tiêu đặt ra nên cụ thể, thực tế và có thời hạn. Để thành công cũng cần phải có kiến ​​thức. Ở đây, kỹ năng quan trọng là chọn lọc thông tin phù hợp. Để có một ý kiến ​​về một chủ đề nào đó, nhất định bạn cần có một nền tảng kiến thức về nó” ông nói. 
_
2.Tính trung thực
Trong khi nhấn mạnh tầm quan trọng của sự trung thực trong kinh doanh, Koç nói, “Trong cuộc sống kinh doanh, trước tiên bạn phải trung thực với chính mình và sau đó là với những người khác. Bạn phải lập bảng tổng kết của ngày hôm đó và kiểm tra lương tâm của mình trước khi đi ngủ mỗi tối.” 
_
3. Thăng bằng
“Thành công là công việc của một nhóm”, Koç nói, “Bạn nên chia sẻ thông tin, thảo luận quan điểm của mình và đưa ra quyết định chung. Bạn có thể lấy ý kiến ​​từ nhiều người, nhưng hãy tự mình đưa ra quyết định cuối cùng. Bạn cũng cần cân bằng giữa tâm trí và trái tim. Những con số đứng một mình hay những cảm giác cô đơn không thể dẫn ai đến được với mục tiêu hết. Đừng để bị choáng ngợp bởi những tiểu tiết, cũng đừng chỉ nhìn bất kỳ điều gì quá hời hợt qua loa, hãy cân bằng tốt cả hai điều ấy” ông nói.

Từ mới

  • Fakat (kết từ): tuy nhiên
  • Ancak(kết từ):: nhưng
  • Elde etmek(động từ):: sở hữu, có được
  • Vizyon(danh từ:: tầm nhìn
  • illüzyon(danh từ):: ảo tưởng
  • Hedef(danh từ):: mục tiêu
  • Can alıcı(tính từ):: quan trọng
  • iddialı(tính từ):: lý tưởng
  • erişmek(động từ):: chạm tới
  • tarif etmek(động từ):: miêu tả
  • somut(tính từ):: cụ thể
  • marifet(danh từ):: kỹ năng
  • mutlaka(trạng từ): : chắc chắn
  • desteklemek(động từ): : ủng hộ
  • Dürüstlük(danh từ):: sự trung thực
  • Vurgulamak(động từ):: nhấn mạnh
  • Vicdan(danh từ):: lương tâm
  • Bilanço(danh từ):: bảng tổng kết
  • Denge(danh từ):: cân bằng
  • Dengelemek(động từ):: cân bằng
  • Kurmak(động từ):: tạo ra
  • Detay(danh từ):: Chi tiết
  • Boğulmak(động từ):: ngộp
  • Yüzeysel(tính từ):: hời hợt

Đọc hiểu văn bản

Đánh dấu vào những ô đúng cho những ý sau đây

Đánh dấu vào ô chỉ đúng ý nghĩa gần nhất của từ tô đậm


Ngữ pháp

Chúng ta đã học qua cách nói “nên làm gì”, “cần làm gì”. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cách nói “phải làm gì” nhé.

Cách 1: Zorunda

Động từ nguyên dạng (để cả mak/mek) + zorunda + hậu tố chỉ ngôi

Cumartesi günleri de öğleye kadar çalışmak zorundayım

Các ngày thứ bảy, tôi phải làm việc tới trưa

Hậu tố chỉ ngôi như sau

  • Zorundayım: tôi phải
  • Zorundasın: bạn phải
  • Zorunda: anh ấy/cô ấy phải
  • Zorundasınız: các bạn phải
  • Zorundayız: chúng tôi phải
  • Zorundalar: họ phải

Cách 2: Mecburiyetinde

Động từ nguyên dạng (để cả mak/mek) + mecburiyetinde + hậu tố chỉ ngôi

Cumartesi günleri de öğleye kadar çalışmak mecburiyetindeyim

Các ngày thứ bảy, tôi phải làm việc tới trưa

Hậu tố chỉ ngôi như sau

  • Mecburiyetindeyim: tôi phải
  • Mecburiyetindesin: bạn phải
  • Mecburiyetinde: anh ấy/cô ấy phải
  • Mecburiyetindeyiz: chúng tôi phải
  • Mecburiyetindesiniz: các bạn phải
  • Mecburiyetindeler: họ phải

Cách 3: Mecbur

Gốc động từ (bỏ mak/mek) + meye/maya + mecbur + hậu tố chỉ ngôi

Çevre konusunda hepimiz daha duyarlı olmaya mecburuz  

Tất cả chúng ta đều phải ý thức hơn nữa về môi trường

Phân tích ví dụ trên:

  • Động từ olmak
  • Bỏ mak: Ol
  • Thêm maya (vì nguyên âm cuối cùng của gốc động từ là o): Olmaya

Hậu tố chỉ ngôi:

  • Mecburum: tôi phải
  • Mecbursun: bạn phải
  • Mecbur: anh ta/cô ta phải
  • Mecburuz: chúng tôi phải
  • Mecbursunuz: các bạn phải
  • Mecburlar: họ phải

Cách 4: Zorunlu

Gốc động từ (bỏ mak/mek) + meye/maya + zorunlu + hậu tố chỉ ngôi

 Çevre konusunda hepimiz daha duyarlı olmaya zorunluyuz

Tất cả chúng ta đều phải ý thức hơn nữa về môi trường

Hậu tố chỉ ngôi:

  • Zorunluyum: tôi phải
  • Zorunlusun: bạn phải
  • Zorunlu: anh ta/cô ta phải
  • Zorunluyuz: chúng tôiphải
  • Zorunlusunuz: các bạn phải
  • Zorunlular: họ phải

Các bạn lưu ý, 4 cách bên trên chúng ta có thể dùng bất cứ cách nào cũng được để thể hiện “phải làm gì đó”. Duy nhất cách số 5 dưới đây là có cách sử dụng trong ngữ cảnh khác:

Cách 5: Zorunda kalmak

Đây là cách thể hiện sự “phải làm gì đómột cách miễn cưỡng, bị bắt buộc dù không muốn

Động từ nguyên thể (giữ nguyên mak/mek) + zorunda + kal + hậu tố chia theo thì và ngôi

Otobüs arızalanınca yolcular inmek zorunda kaldılar

Các hành khách buộc phải xuống xe khi xe buýt bị hỏng

Ở đây, động từ kalmak đã được chia theo thì quá khứ và theo ngôi “onlar”, ám chỉ các hành khách yolcular

Herkes vaktinde gelsin, kimseyi beklemek zorunda kalmalayalım

Mọi người nên tới đúng giờ, để chúng ta không phải đợi bất kỳ ai cả

Động từ kalmak trong ví dụ trên đã được chia theo ngôi biz, theo thể thức câu đề nghị (xem lại tại bài 5 phần 1)

Lưu ý, chúng ta có thể sử dụng bu/o/şu thay cho động từ để diễn tả mình cần làm gì đó

Buna zorunluyum: Tôi bắt buộc phải như thế này

Ona mecbursun: Mày bắt buộc phải như thế 


Bên trên là 5 cách chúng ta có thể dùng để diễn tả “phải làm gì đó”.

Về câu phủ định, rất đơn giản, từ cách 1 tới cách 4, chúng ta chỉ cần thêm değil vào sau cùng và chia değil theo ngôi và theo thì. 

Với cách số 5, chúng ta sẽ chia thể phủ định của động từ kalmak là xong. 


Bài tập

Điền từ vào chỗ trống sau cho hợp lý

Published by Hoàng Lê Thanh Hà

A Turkey-addict.

One thought on “BÀI 13 – PHẦN 3: PHẢI VÀ KHÔNG PHẢI

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: