BÀI 23 – PHẦN 3 – BIẾN ĐỘNG TỪ THÀNH DANH TỪ – CHI TIẾT

Chúng ta đã từng học cách biến động từ thành danh từ như bài 10 – phần 1.

Tuy nhiên, ở bài 10, chúng ta chỉ học cách biến động từ thành danh từ 1 cách chung chung. Bài hôm nay chúng ta sẽ đi vào cụ thể và chi tiết hơn về văn phạm này nhé.

Trong bài này, ở phần dịch các ví dụ, mình sẽ thêm cách dịch sát nghĩa theo từng từ của các câu ví dụ. Khi dịch sát nghĩa theo từng từ như vậy, câu dịch ra sẽ rất buồn cười và kỳ quặc, nhưng mình đành phải dịch như vậy trong bài này để các bạn có thể hiểu được bản chất của văn phạm.


Khi danh từ được biến từ động từ làm chủ ngữ trong câu:

  • Nếu câu có tân ngữ:

Động từ nguyên dạng bỏ “k” (giữ nguyên ma/me) + hậu tố chỉ sở hữu cách của ngôi

Hậu tố chỉ sở hữu cách giống như các quy luật chúng ta đã học ở bài 10 phần 1.

Ví dụ

Senin böyle konuşman herkesi üzdü

Mày nói thế khiến tất cả mọi người đều buồn
  • Nếu câu không có tân ngữ

Tùy theo thì mà bạn muốn chia để biến đổi động từ thành danh từ theo các công thức như dưới đây.

Động từ nguyên dạng (bỏ mak/mek) + diği/ dığı/ duğu/ düğü + hậu tố chỉ ngôi

Động từ nguyên dạng (bỏ mak/mek) +  eceği/acağı + hậu tố chỉ ngôi

Riêng onlar:

Gốc động từ (bỏ mak/mek) +dikleri/ dıkları/ dukları/ dükleri

Động từ gốc (bỏ mak/mek) + ecekleri/acakları

Ví dụ

Senin böyle konuştuğun hiç olmadı

Mày nói thế là không được chút nào (dịch theo đúng từng từ thì phải là “Cái sự nói như thế của mày không được chút nào” – hahaha)

Senin böyle konuşacağın belliydi

Rõ ràng là mày sẽ nói như thế (dịch theo đúng từng từ là “cái sự sẽ nói như thế của mày đã rất rõ ràng”  – LOL)

Tại sao mình phải chia ra là “nếu câu có tân ngữ” và “nếu câu không có tân ngữ”?

Vì nếu trong câu có tân ngữ, chúng ta không thể dùng công thức có diği/ dığı/ duğu/ düğü hay eceği/acağı được.

Senin böyle konuştuğun herkesi üzdü

Senin böyle konuşacağın bizi yanılttı

Hai câu trên đều sai.


Khi danh từ được biến từ động từ làm tân ngữ trong câu:

Chúng ta đơn giản là cũng biến động từ theo các công thức trên, sau đó thêm hậu tố đúng cho nó.

Ben senin bunu yaptığını biliyorum

Tao biết là mày đã làm thế này (tao biết cái sự đã làm thế này của mày)

Ben senin bunu yapacağını biliyorum

Tao biết là mày sẽ làm thế này (tao biết cái sự sẽ làm thế này của mày)

Ben senin bunu yaptığına inanmıyorum

Tao không tin là mày đã làm thế này (tao không tin cái sự đã làm thế này của mày)

Ben senin bunu yapmanda bir sakınca görrmüyorum

Tao không thấy rủi ro gì khi mày làm thế này (tao không thấy rủi ro trong cái sự làm thế này của mày)

Bạn sẽ thắc mắc tại sao chúng ta không dùng yaptığın/ yapacağın mà lại dùng yapman cho ví dụ trên đúng không?

Sự khác nhau là 1 sợi chỉ rất nhỏ!

Mình sẽ cố gắng giải thích cho các bạn hiểu, nhưng thực sự cũng khá khó để có thể diễn giải thành lời. Thôi thì cứ cố vậy.

Yaptığın, yapacağın là nói về hành động đã xảy ra hoặc sắp xảy racủa mày” – ý nhấn mạnh vào thời gian thực hiện hành động (đã làm hay sắp làm) của người đó.

Yapman là nói về hành động chung chung, không có ý nhấn mạnh về thời gian thực hiện hành động, mà có ý nhấn mạnh về hành động của người đó.


Quay lại 2 ví dụ bên trên

Ben senin bunu yaptığına inanmıyorum

Tao không tin vào sự ĐÃ LÀM thế này của mày.

Câu này người nói có ý rằng họ không tin người nghe đã làm việc đó – tập trung vào thời gian thực hiện hành động- một hành động đã được xảy ra.

Ben senin bunu yapmanda bir sakınca görrmüyorum

Tao không thấy rủi ro gì trong cái sự LÀM thế này của mày.

Câu này người nói có ý tập trung hoàn toàn vào hành động làm thế này” của người nghe, họ không quan tâm người nghe đã làm việc này hay chưa.


Một ví dụ khác

Teyzem onu ziyaret etmeme çok sevindi  

Dì tôi rất mừng vì tôi tới thăm dì (Dì tôi rất vui vì sự tới thăm dì ấy của tôi)

Người nói có ý nhấn mạnh vào “sự tới thăm” chứ không quan tâm thời gian tới thăm (đã tới hay chưa tới).

Seni yeniden gördüğüme çok sevindim

Mình rất mừng vì đã được gặp lại bạn (Mình rất mừng vì sự đã gặp lại bạn của mình)

Người nói nhấn mạnh vào thời gian của hành động, đó là “sự ĐÃ gặp lại”.

Các bạn có nhận thấy sự khác nhau rất nhỏ không? Tùy vào mục đích bạn muốn nhấn mạnh vào đâu để chọn cách chia động từ cho đúng nhé!

Thật sự mình đã rất cố gắng để có thể giải thích nhưng mình vẫn thấy chưa ưng ý lắm. Nếu bạn nào có cách giải thích tốt hơn, dễ hiểu hơn, hãy cùng góp ý để mình có thể cải thiện và bổ sung nhé!


Bài tập

Điền hậu tố thích hợp vào chỗ trống

Published by Hoàng Lê Thanh Hà

A Turkey-addict.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: