BÀI 19 – PHẦN 3 – THỂ BỊ ĐỘNG (3)

Bài hôm nay khá ngắn và bao gồm toàn những văn phạm chúng ta đã học. Đó là cách kết hợp giữa động từ hỗ tương, động từ khởi phátđộng từ bị động.

Chúng ta hoàn toàn có thể kết hợp ba loại động từ này lại để tạo nên một động từ mới.


Ví dụ 1 câu chúng ta đã học ở Bài 18, phần 3

Öğretmen öğrencileri birbirleriyle ilk derste tanıştırır

Cô giáo giúp (khiến) học sinh làm quen với nhau trong buổi học đầu tiên

Câu này, khi chuyển về thể bị động, chúng ta làm theo 2 bước đơn giản:

  • Chuyển tân ngữ trực tiếp của nó (öğrenciler) thành chủ ngữ
  • Biến động từ tanıştırmak thành động từ bị động

Öğrenciler birbirleriyle ilk derste (öğretmen tarafından) tanıştırılır

Ở buổi học đầu tiên các học sinh được giúp làm quen với nhau (bởi cô giáo).

Đây chính là cách kết hợp 3 loại động từ lại với nhau. Hay nói đúng hơn, chúng ta tạo ra động từ bị động từ động từ khởi phát được tạo thành từ động từ hỗ tương 😀 😀 Rối não luôn. Tốt nhất gọi nó là kết hợp 3 loại động từ với nhau cho đơn giản nhỉ 😉


Ba loại động từ này, ngoài cách kết hợp cả 3 lại với nhau, chúng ta còn có thể kết hợp riêng lẻ từng cặp.

Như bài 18 phần 3, chúng ta đã học cách kết hợp giữa động từ hỗ tương và động từ dạng khởi phát.

  • Chúng ta có thể kết hợp động từ hỗ tương và thể bị động:

Tömer’de kursun ilk gününde tanışılır

Ở Tomer, buổi đầu thường là được làm quen với nhau
  • Hoặc kết hợp giữa động từ dạng khởi phát và thể bị động:

Öğrenciler birbirlerine ilk derste tanıtılır

Các học sinh được giới thiệu với nhau vào buổi học đầu tiên

Vậy là xong, bài hôm nay ngắn vậy thôi! Dễ ẹc mà nhỉ 😉


Bài tập

Điền hậu tố thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu có nghĩa

Published by Hoàng Lê Thanh Hà

A Turkey-addict.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: