BÀI 22 – PHẦN 1 – CÂU TƯỜNG THUẬT ĐẦY ĐỦ (1)

bài 10 – phần 3, chúng ta đã học 1 phần về câu tường thuật, đó là câu tường thuật gián tiếp cho mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị.

Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tất cả về câu tường thuật, hay nói cách khác, đó là cách tường thuật lại 1 câu nói của người khác như thế nào?


Với câu khẳng định/câu phủ định (câu trần thuật)

Ví dụ ta có câu sau

Hắn ta nói với Erol: “Anh yêu em”

Vậy câu tường thuật lại câu nói của “hắn ta” sẽ thế nào trong tiếng Việt?

Hắn ta nói với Erol rằng hắn ta yêu cô ấy.

Còn trong tiếng Thổ thì sao?

Nếu trong câu gốc, động từ được chia ở các thì hiện tại, các thì quá khứ:

Chúng ta làm theo 2 bước sau

  • Bước 1:

 Biến đổi động từ ở câu gốc theo công thức sau

Gốc động từ (bỏ mak/mek) + diğini/ dığını/ duğunu/ düğünü

Riêng onlar:

Gốc động từ (bỏ mak/mek) +diklerini/ dıklarını/ duklarını/ düklerini

  • Bước 2:

Thêm động từ tường thuật “söylemek” và chia động từ này theo thì thích hợp của câu gốc

Ví dụ

Erol’a “Seni seviyorum” dedi

Hắn ta nói với Erol “Anh yêu em
  • Bước 1:

Câu cần tường thuật: “Seni seviyorum

Động từ “sevmek” -> sevdiğini

  • Bước 2:

Thêm söylemek -> söyledi (Vì câu gốc dùng dedi – động từ demek chia ở thì quá khứ đơn, do vậy khi tường thuật lại, söylemek cũng sẽ được chia theo thì quá khứ đơn)

Lưu ý, vì tường thuật lại cho nên “seni” trong câu “seni seviyorum” là ám chỉ “Erol”, do vậy ở câu tường thuật chúng ta phải biến “seni” thành “onu.

Erol’a onu sevdiğini söyledi

Hắn ta nói với Erol rằng hắn yêu cô ấy

 Một ví dụ khác

Ahmet “Ben hiç yalan söylemem” diyor

Ahmet nói “Tao không bao giờ nói dối
  • Bước 1:

Câu cần tường thuật: Ben hiç yalan söylemem

Động từ söylememek => söylemediğini

  • Bước 2:

Thêm söylemek -> söylüyor (chia theo đúng thì của diyor)

Ta có:

Ahmet hiç yalan söylemediğini söylüyor

Ahmet nói rằng hắn ta không bao giờ nói dối

Nếu trong câu gốc, động từ được chia ở các thì tương lai

Cũng làm theo hai bước như trên, tuy nhiên, bước 1 thay đổi công thức như sau

Động từ gốc (bỏ mak/mek) + eceğini/acağını

Riêng onlar

Động từ gốc (bỏ mak/mek) + eceklerini/acaklarını

Ví dụ

Babam “Yakında başka eve taşınacağız” diyor

Ba tôi nói “Chúng ta sẽ chuyển sang ngôi nhà khác sớm thôi”
  • Bước 1:

Câu cần tường thuật: Yakında başka eve taşınacağız

Động từ taşınmak chia ở thì tương lai -> ta biến đổi như sau: taşınacağımızı

  • Bước 2

Thêm söylemek -> söylüyor

Ta có

Babam yakında başka eve taşınacağımızı söylüyor

Ba tôi nói rằng chúng tôi sẽ chuyển sang ngôi nhà khác sớm thôi

Một ví dụ khác như sau

Arkadaşım bana “Sizinle gelemem” dedi

Bạn tôi nói “Tao không tới cùng chúng mày được đâu”
  • Bước 1:

Câu cần tường thuật : Sizinle gelemem

Động từ gelmek trong câu gốc chia ở thì hiện tại chung – thể hiện sự “không thể” làm gì đó. (Tham khảo thêm ở bài 9 – phần 2)

Rất đơn giản, chúng ta chia như công thức đầu tiên, đó là gelemediğini đúng không nhỉ?

Nhưng, nếu chúng ta phân tích kỹ một chút sẽ hiểu ở đây ý của người nói là họ SẼ không tới được, do vậy chúng ta hoàn toàn có thể biến đổi động từ gelmek thành thì tương lai để tường thuật lại câu này: gelemeyeceğini

  • Bước 2:

Thêm söylemek -> söyledi

Lưu ý, câu gốc “sizinle gelemem”, siz chúng mày ở đây ám chỉ “chúng tôi”, do vậy ở câu tường thuật chúng ta phải thay đổi thành “bizimle

Arkadaşım bana bizimle gelemeyeceğini söyledi

Bạn nói với tôi rằng bạn sẽ không thể tới cùng chúng tôi được

Lưu ý

Các bạn có hiểu tại sao chúng ta lại biến đổi động từ của câu cần tường thuật thành dạng có diğini/ dığını/ duğunu/ düğünü không?

Đúng bản chất ra, cái chúng ta đang làm chính là biến động từ thành danh từ.

Ví dụ

Hắn ta nói với Erol “Anh yêu em”, được biến thành Hắn ta nói với Erol rằng hắn ta yêu cô ấy. (Erol’a onu sevdiğini söyledi)

Thực tế, câu dịch chuẩn nhất cho bản chất của câu (Erol’a onu sevdiğini söyledi) phải là “Hắn ta nói với Erol về sự yêu cô ấy của hắn ta”

Có nghĩa là, động từ sevmek yêu, trong câu tường thuật đã được biến thành sevdiği – tức là “cái hành động yêu/sự yêu của hắn ta”. Và phải thêm “ni” vào sau sevdiği vì chúng ta phải thêm hậu tố đối cách vào cho tân ngữ trực tiếp trước động từ söylemek.

Do vậy, chúng ta có thể hiểu, trong câu tường thuật, động từ được biến đổi thành danh từ, và danh từ này thuộc sở hữu của ai- điều này hoàn toàn phụ thuộc vào câu cần tường thuật.

Ví dụ

Murat “Geçen hafta İstanbul’a gittim” dedi

Murat nói “Tuần trước tao đi Istanbul”

Câu cần tường thuật là “Geçen hafta İstanbul’a gittim”.

Chúng ta cần đổi động từ gitmek trong câu trên thành danh từ chịu sự sở hữu của Murat. (vì người đi Istanbul là Murat)

Do vậy, chúng ta có câu tường thuật sau

Murat geçen hafta İstanbul’a gittiğini söyledi

Murat nói rằng tuần trước nó vừa đi Istanbul (hay dịch đúng hơn: Murat nói về sự đi Istanbul vào tuần trước của nó)

Chúng ta có thể thêm đại từ sở hữu cho chủ thể trong câu cần tường thuật hoặc không (Murat onun geçen hafta İstanbul’a gittiğini söyledi), nhưng nếu chủ ngữ của câu cần tường thuật và chủ ngữ của câu tường thuật là cùng 1 người thì không nên thêm đại từ sở hữu vào, tránh tạo rườm rà cho câu.

Vậy thế nào là chủ ngữ của câu cần tường thuật và chủ ngữ của câu tường thuật là cùng 1 người?

Một ví dụ khác cho bạn hiểu nhé

Nurşen geçen hafta evlenmiş diye duydum

Tao nghe rằng Nurşen mới cưới tuần trước

Chúng ta sẽ tường thuật câu này ra sao?

Câu cần tường thuật: Nurşen geçen hafta evlenmiş -> chủ ngữ trong câu này là o (Nurşen)

Động từ evlenmek sẽ biến thành evlendiğini

Động từ duymak vẫn giữ nguyên là duydum -> chủ ngữ trong câu tường thuật là “ben” do duydum chia theo ngôi ben

Do vậy, chủ ngữ trong câu tường thuật (ben) và câu cần tường thuật (Nurşen) là khác nhau. Khi tường thuật lại, chúng ta nhất thiết phải thêm đại từ sở hữu hoặc hậu tố chỉ sự sở hữu vào cho chủ thể trong câu cần tường thuật

Nurşen’in geçen hafta evlendiğini duydum

Tao nghe rằng Nurşen mới cưới tuần trước

Bạn sẽ nghĩ câu này đâu có khác gì câu gốc đúng không? Thực ra dịch ra tiếng Việt thì thấy không khác nhau nhưng dịch đúng ra nó phải là:

Tao đã nghe về sự cưới tuần trước của Nurşen.

Tất nhiên không ai người Việt lại sử dụng câu tường thuật như này cả, nhưng người Thổ họ lại sử dụng như vậy nên chúng ta không nên áp dụng tư duy tiếng Việt vào phần ngữ pháp này nhé.


Có thể bạn thắc mắc, còn câu hỏi (câu nghi vấn) thì biến đổi sao nhỉ?

Với câu hỏi thông thường

Onlara “Bu akşam nerde yemek yiyeceksiniz” diye sorduk

Chúng tôi hỏi họ “Tối nay chúng mày ăn ở đâu

Câu tường thuật sẽ là

Onlara bu akşam nerde yemek yiyeceklerini sorduk

Chúng tôi hỏi họ tối nay họ sẽ ăn ở đâu

Tại sao trong câu này chúng ta lại không thêm đại từ sở hữu?

Lý do vì, chúng ta đã có tân ngữ onlara (của động từ sormak), do vậy chúng ta có thể hiểu rằng yiyecekleri là hành động “sẽ ăn” của onlar chứ không phải ai khác, do vậy không cần thiết thêm onların vào cho rườm rà câu.

Tuy nhiên, nếu câu hỏi là như sau:

Onlara “Hilal bu akşam nerde yemek yiyecek?” diye sorduk

Chúng tôi hỏi họ “Tối nay Hilal sẽ ăn ở đâu?”

thì khi tường thuật lại, chúng ta nhất thiết phải thêm hậu tố chỉ sự sở hữu cách vào thêm cho Hilal để hiểu yiyeceğini là danh từ chỉ sự “Sẽ ăncủa Hilal chứ không phải của ai khác.

Onlara Hilal’in bu akşam nerde yemek yiyeceğini sorduk

Chúng tôi hỏi họ rằng tối nay Hilal sẽ ăn ở đâu (hay dịch đúng hơn là” chúng tôi hỏi họ rằng sự ăn tối nay của Hilal sẽ diễn ra ở đâu”)

Published by Hoàng Lê Thanh Hà

A Turkey-addict.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: